Kiến thức

3 loại nước âm thầm "phá hoại" xương mỗi ngày: Càng uống càng thiếu canxi

Uyên Chi 23/05/2025 4:55

Ba loại nước được tiêu thụ phổ biến lại là "vua rút cạn canxi" khiến xương ngày càng yếu đi, dễ gãy và khó phục hồi.

Nhiều người cho rằng loãng xương là bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thói quen ăn uống và sinh hoạt mới là yếu tố âm thầm nhưng nguy hiểm hơn cả, góp phần làm giảm mật độ xương và gia tăng nguy cơ gãy xương ở cả người trẻ tuổi.

nuoc3.png
3 loại nước âm thầm "phá hoại" xương mỗi ngày

Đáng lo ngại hơn, nhiều người vẫn vô tư sử dụng những loại đồ uống phổ biến hằng ngày mà không biết chúng đang âm thầm bào mòn sức khỏe hệ xương qua từng ngụm.

Rượu – Đồ uống dễ gây gãy xương nhưng ít người biết

Rượu không chỉ ảnh hưởng đến gan, tim mạch hay thần kinh mà còn là "kẻ thù giấu mặt" của xương khớp. Khi tiêu thụ rượu quá mức, cơ thể sẽ giảm khả năng hấp thụ canxi – khoáng chất thiết yếu để duy trì mật độ xương. Không chỉ vậy, rượu còn làm ức chế quá trình tạo xương mới và khiến các tế bào xương bị phá hủy nhanh hơn.

nuoc.jpg
Rượu dễ gây gãy xương

Theo thống kê y học, người nghiện rượu không chỉ có nguy cơ loãng xương sớm mà còn hồi phục chậm hơn sau gãy xương do suy giảm chức năng tái tạo mô xương. Việc sử dụng rượu thường xuyên, đặc biệt là với liều cao, được xem là yếu tố làm gia tăng đáng kể tình trạng giòn xương, xương xốp.

Cà phê – Khoái khẩu buổi sáng nhưng có thể làm xương yếu đi từng ngày

Uống một ly cà phê vào mỗi sáng có thể giúp bạn tỉnh táo, nhưng nếu lạm dụng, xương của bạn sẽ âm thầm bị tổn thương.

nuoc1.png
Uống cà phê nhiều sẽ làm xương yếu đi

Caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu nhẹ, từ đó tăng bài tiết canxi qua nước tiểu. Đồng thời, caffeine còn giảm khả năng hấp thu canxi tại ruột non, khiến cơ thể khó duy trì lượng canxi cần thiết cho xương chắc khỏe.

Nhiều nghiên cứu khuyến nghị nên giới hạn lượng cà phê ở mức 2–3 ly/ngày để tránh ảnh hưởng đến hệ xương khớp, đặc biệt với phụ nữ sau mãn kinh – nhóm đối tượng dễ mất xương nhất.

Ngoài ra, tiêu thụ cà phê quá mức còn liên quan đến co thắt cơ, đau nhức và làm giảm mật độ xương theo thời gian nếu không được bổ sung canxi đầy đủ.

Nước ngọt có ga – Đồ uống "ngon miệng" nhưng là ác mộng với xương

Đây là loại nước được tiêu thụ phổ biến nhất trên toàn cầu, đặc biệt ở giới trẻ. Nhưng theo các bác sĩ nội tiết và chuyên gia dinh dưỡng, nước ngọt có ga chính là loại đồ uống gây hại nhiều mặt, trong đó hệ xương là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

nuoc2.jpg
Nước ngọt có ga chứa axit photphoric

Theo GS. Felicia Cosma – Đại học Columbia, nước ngọt có ga chứa axit photphoric, chất khiến cơ thể bị mất cân bằng tỷ lệ giữa canxi và photpho. Để bù lại, cơ thể sẽ rút canxi từ trong xương ra ngoài máu, dẫn đến xương mỏng, giòn, dễ gãy.

Chưa kể, nước ngọt có ga còn chứa lượng đường tinh luyện cực cao – vốn là tác nhân cản trở quá trình hấp thu canxi tại ruột, khiến tình trạng thiếu khoáng chất này càng trầm trọng.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ (2014) cho thấy: những người uống nhiều nước ngọt có ga mỗi tuần có nguy cơ gãy xương hông cao hơn đến 58% so với người không dùng hoặc dùng ít.

Uống sao để xương chắc? Chuyên gia khuyên 5 điều sau

Việc bảo vệ hệ xương không chỉ nằm ở lượng canxi nạp vào mà còn liên quan chặt chẽ đến cách lựa chọn thức uống mỗi ngày. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

Giảm rượu đến mức tối thiểu, đặc biệt không uống khi bụng đói.

Giới hạn cà phê dưới 300mg caffeine/ngày (tương đương 2–3 ly nhỏ).

Tránh nước ngọt có ga, thay bằng nước lọc, nước ép không đường hoặc nước chanh muối pha loãng.

Tăng cường bổ sung canxi và vitamin D qua thực phẩm tự nhiên như sữa chua, đậu hũ, cá mòi, cải bó xôi.

Tập thể dục đều đặn, đặc biệt là các bài tập chịu trọng lượng như đi bộ, leo cầu thang giúp xương duy trì mật độ tốt hơn.

Uyên Chi