Phiên giao dịch ngày 27/7: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 13:07 | 26/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 27/7, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

CTCP Chứng khoán FPT - FTS

SHB - Đối diện với áp lực bán tái diễn trong ngắn hạn

Điểm nhấn kĩ thuật:

- Giao cắt báo bán giữa đường giá và EMA 20 tuần kích hoạt pha giảm giá mới trên xu hướng dài hạn của SHB.

- Trên đồ thị EOD, cặp đường EMA 20 và 60 phiên tiếp tục đóng vai trò kháng cự động. RSI duy trì đà lao dốc hướng về vùng quá bán.

- Mô hình giá “lá cờ” ghi nhận tín hiệu báo bán cho các vị thế có tầm nhìn ngắn hạn.

- Theo mô hình này, mục tiêu cho đà giảm ngắn hạn được xác định tại mốc giá 10.

Phân tích:

Tính từ đầu quí II/2020 cho đến nay, trạng thái phân kì giá giữa SHB và VN-Index chưa ghi nhận dấu hiệu kết thúc.

Bên cạnh đó, động thái bán ròng trở lại của khối ngoại trong tuần gần nhất để ngỏ khả năng tiếp tục gây tác động tâm lí xấu tới các giao dịch tại cổ phiếu trong thời gian tới. Theo đó, diễn biến giá giảm tương tự giai đoạn sau ghi cổ phiếu tạo đỉnh vào trung tuần tháng 4/2020 có thể tái diễn.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV - BSC

CII - Chạm ngưỡng hỗ trợ

Điểm nhấn kĩ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Tích lũy ngắn hạn

- Chỉ báo xu hướng MACD: Hội tụ

- Chỉ báo RSI: Vùng trung lập, xu hướng tăng.

Phân tích:

Trong phiên giảm mạnh thị trường, CII đã có một dòng tiền bắt đáy khá mạnh khi thủng vùng giá 17. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với xu hướng đảo chiều của cổ phiếu.

Chỉ báo RSI ủng hộ xu hướng hồi phục trong khi và chỉ báo MACD đang ủng hộ xu hướng tích lũy này. Đường giá cổ phiếu nằm dưới dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá chưa hình thành.

CTCP Chứng khoán Bản Việt - VCI

AST - Sẵn sàng cho một năm thách thức

Phân tích:

Dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến tất cả các mảng kinh doanh, đặc biệt mảng kinh doanh chính – bán lẻ tại sân bay của AST. AST đã đóng cửa tất cả 95 cửa hàng của công ty trong tháng 4/2020 do các lệnh cấm đối với chuyến bay trong nước và quốc tế.

Trong tháng 5 và tháng 6/2020, 86% cửa hàng của AST tại các nhà ga trong nước (37 cửa hàng) đã hoạt động trở lại. Khách sạn tại Đà Nẵng của AST cũng đã đóng cửa bảo trì do dịch bệnh. Công ty có kế hoạch mở cửa trở lại khách sạn này từ tháng 7/2020.

Tập đoàn Taseco, công ty mẹ của AST, chưa chốt phương án hỗ trợ, nhưng nhà vận hành cảng hàng không này nhiều khả năng sẽ giảm 20% giá thuê cho các cửa hàng bị giảm doanh thu và 100% giá thuê cho các cửa hàng đóng cửa.

AST đặt kỳ vọng vào sự phục hồi trong quí IV/2020. Sau khi thanh toán phần cổ tức năm 2019 còn lại, AST đặt mục tiêu duy trì lượng tiền mặt tối thiểu 200 tỉ đồng, không chỉ dành còn hoạt động kinh doanh và còn để nắm bắt các cơ hội thâu tóm trong lĩnh vực kinh doanh phi hàng không.

AST cũng đang trong quá trình phát triển các sản phẩm có thương hiệu riêng của công ty, tập trung vào phân khúc đồ uống (nước trái cây) nhằm mở rộng khả năng sinh lời từ mảng bán lẻ của công ty.

ACV - Kế hoạch thận trọng

Phân tích:

Ban lãnh đạo ACV cho biết kế hoạch của công ty cho năm 2020 bao gồm LNTT từ các mảng kinh doanh cốt lõi đạt khoảng 52 tỉ đồng với khoản lợi nhuận còn lại đến từ thu nhập từ lãi của các khoản tiền gửi có kì hạn.

Ban lãnh đạo cũng cho biết kế hoạch năm 2020 sẽ gặp nhiều thách thức khi các chuyến bay quốc tế có thể không được hoạt động trở lại trong tháng 8 như dự kiến, do dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát tại nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo đặt mục tiêu ACV không ghi nhận lỗ từ các mảng kinh doanh cốt lõi (không bao gồm thu nhập tài chính) trong năm 2020 – dù các chuyến bay quốc tế không hoạt động trở lại trong năm nay.

ACV tiếp tục đầu tư vào các dự án hạ tầng hàng không lớn, dù thách thức đến từ dịch COVID-19 (bao gồm nhà ga T3 tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – SGN, mở rộng nhà ga T2 tại sân bay quốc tế Nội Bài – HAN, và nhà ga T2 tại sân bay quốc tế Phú Bài – HUI).

Dự án sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (LTA) bị trì hoãn. ACV cho biết công ty đang thực hiện nghiên cứu khả thi cho dự án LTA, dự kiến được trình lên Chính phủ thông qua vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7/2021.

Dự án LTA sẽ cung cấp lượng công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa. Ban lãnh đạo cũng cho biết dự án LTA sẽ phục vụ khoảng 85% chuyến bay quốc tế cho TP HCM và các thành phố lân cận.

SCS - Tình hình kinh doanh tương đối ổn định trong bối cảnh nhiều thách thức

Phân tích:

Lệnh cấm đi lại giữa các nước đã làm giảm công suất khoang chứa hàng hóa của các chuyến bay hành khách quốc tế, vận chuyển khoảng 70%-80% lượng hàng hóa quốc tế tại thời điểm trước khi bùng phát dịch COVID-19.

Tuy nhiên, sản lượng hàng hóa sẽ phục hồi khi các hãng hàng không gia tăng công suất vận chuyển hàng không bằng cách sử dụng máy bay chở hàng hóa và/hoặc chuyển đổi máy bay chở hành khách thành máy bay chở hàng hóa.

SCS đặt mục tiêu sản lượng hàng hóa quốc tế giảm 13% so với cùng kì trong năm 2020, với giả định sẽ không có các chuyến bay hành khách quốc tế từ/đến Việt Nam trong năm 2020.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Cổ phiếu DAH: Một tháng tích lũy một ngày tiêu

Sau đợt lập đỉnh hồi đầu tháng 7/2020 ở mức giá 18.050 đồng, cổ phiếu DAH của CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á (HOSE: DAH) bất ...

Chuyển động cổ phiếu trên HOSE từ ngày 17 - 24/7: DAT tiếp tục bứt tốc

Với mức tăng gần 40% so với tuần trước, cổ phiếu DAT của CTCP Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản (HOSE: DAT) tiếp ...

Chuyển động khối ngoại từ ngày 20 - 24/7 trên UpCOM

Kết tuần giao dịch từ ngày 20 - 24/7, cổ phiếu ACV tiếp tục bị khối ngoại bán ròng tuần thứ 6 liên tiếp trên ...

Trang Nhi (t/h)