Ông chủ tập đoàn Kakao - người giàu nhất Hàn Quốc là ai?

Cập nhật: 10:37 | 20/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Trong 6 tháng đầu năm, giá cổ phiếu Công ty công nghệ Kakao của Hàn Quốc đã ghi nhận đà tăng phi mã 110% trong bối cảnh nhu cầu làm việc, liên lạc và giải trí trực tuyến tăng mạnh trong thời dịch bệnh. Điều này đã giúp khối tài sản của người sáng lập Kim Beom-su tăng thêm 5,6 tỷ USD và trở thành tỷ phú giàu nhất xứ sở kim chi.

Chủ tịch ngân hàng OCB - người lọt Top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán là ai?

Thành lập Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia: Nơi ươm mầm và nâng tầm doanh nhân Việt

Người kiếm tiền từ những cổ phiếu sụp đổ

Ông Kim Beom-su đã tăng hạng từ vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng người giàu nhất Hàn Quốc của Forbes hồi tháng 5 lên vị trí đầu tiên. Khối tài sản của tỷ phú này vào khoảng 16,2 tỷ USD, nhiều hơn 3 tỷ USD so với người ở vị trí thứ hai là ông Seo Jung-jin, ông chủ hãng dược Celltrion.

Theo Forbes, tính đến ngày 23/6, cổ phiếu Kakao đã tăng khoảng 110% trong năm 2021, đồng nghĩa với việc ông Kim có thêm khoảng 5,6 tỷ USD. Vị tỷ phú tự thân hiện có giá trị tài sản ròng ước tính 16,2 tỷ USD, nhiều hơn 3 tỷ USD so với người giàu thứ 2 Hàn Quốc là đồng sáng lập Celltrion Seo Jung-jin.

3641-doanhnhan
Chân dung ông chủ tập đoàn Kakao - người giàu nhất Hàn Quốc

Kim Beom-su, 55 tuổi đã phải trải qua một chặng đường dài đầy thách thức để đến được vị trí như hiện tại. Ông lớn lên ở một trong những khu phố nghèo nhất Seoul, có bố mẹ là công nhân và người giúp việc khách sạn và được bà ngoại nuôi dưỡng trong một căn hộ một phòng ngủ cùng 4 anh chị em khác. Lớn lên, ông quyết tâm vào Đại học và tự trang trải học phí bằng tiền dạy thêm, đôi khi phải bỏ bữa để tiết kiệm tiền.

Sau 5 năm miệt mài làm việc trong nhóm dịch vụ công nghệ thông tin ở Samsung, ông thành lập công ty đầu tiên Hangame - chuyên phát triển trò chơi trực tuyến. Hangame hiện đã hợp nhất với một nền tảng tìm kiếm và tạo nên Naver - được ví như "Google Hàn Quốc".

Không lâu sau khi ra mắt Hangame, ông Kim lập ra Kakao vào năm 2010 với định hướng là một tập đoàn hoạt động trong ngành kỹ thuật số. Sau hơn 11 năm, Kakao hiện là một trong những công ty lớn nhất Hàn Quốc - cùng vai vế với các tập đoàn tài phiệt lâu đời như Samsung, Hyundai, SK hay LG.

Ông Kim bắt đầu tìm thấy lối thoát cho cuộc sống khó khăn khi thi đỗ đại học Quốc gia Seoul. Tuy nhiên gia đình không thể trả học phí cho Kim nên ông đã làm thêm công việc gia sư, đôi khi phải nhịn đói để tiết kiệm tiền trả tiền học.

Sau khi hoàn thành bằng đại học và thạc sỹ trong lĩnh vực kỹ sư công nghệ, Kim Beom-su đã làm việc cho tập đoàn Samsung trong vòng 6 năm. Vào năm 1988 ông đã quyết định rời khỏi Samsung để thành lập công ty game trực tuyến có tên Hangame.

Hai năm sau khi thành lập, Hangame đã sáp nhập với một công ty internet khác ở Hàn Quốc là Naver vào năm 2000 và lập ra công ty NHN. Sau đó NHN đã trở thành một trong những công ty thống trị mảng tìm kiếm dữ liệu và cổng web hàng đầu Hàn Quốc.

Tuy nhiên sau những mâu thuẫn với người đồng sáng lập Naver là Lee Hae-Jin về đường lối kinh doanh, Kim lúc đó giữ vị trí CEO cũng một số lãnh đạo khác đã rời NHN vào năm 2007. Đây cũng là thời điểm điện thoại thông minh bắt đầu xuất hiện và trỗi dậy sau sự kiện ra mắt iPhone của Apple, Kim đã có động lực để thử nghiệm một loạt thí nghiệm 2.0 và sáng lập ra startup Iwilab, chuyên phát triển ứng dụng cho điện thoại, tiền thân của Kakao.

Công ty Kakao của Kim bắt đầu với một ứng dụng nhắn tin xã hội mang tên Kakao Talk đồng thời mở rộng các hoạt động kinh doanh bằng cách mua lại một công ty giải trí K-pop. Kakao cũng sáp nhập với cổng thông tin Internet lớn thứ hai của Hàn Quốc trong bối cảnh các dịch vụ thanh toán và thuê bao di động hiện ngày càng trở nên cần thiết đối với cuộc sống hàng ngày của nhiều người tiêu dùng Hàn Quốc.

Theo nhiều chuyên gia, bước phát triển vượt bậc của Kakao được cho là nhờ tác động của đại dịch Covid-19 khi Hàn Quốc áp dụng các lệnh hạn chế như khuyến khích người dân ở nhà, làm việc từ xa, không tập trung nơi công cộng.

“Điều đó đã góp phần làm tăng trưởng doanh thu cho các dịch vụ Kakao mặc dù chi tiêu của người tiêu dùng giảm”, Hwang Seung-taek, một nhà phân tích tại Công ty Đầu tư Tài chính Hana cho biết.

Giám đốc điều hành của Kakao, Mason Yeo cũng đồng ý rằng lưu lượng các cuộc đàm thoại bằng video và gọi trực tuyến ghi nhận mức tăng đáng kể trong bối cảnh dịch bệnh. "Chúng tôi cũng thấy sự gia tăng trong các lĩnh vực như vận chuyển quà tặng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh và các hoạt động trong nhà”, ông Yeo cho biết.

Thêm vào đó các lĩnh vực khác của công ty như thanh toán và kinh doanh ngân hàng trực tuyến, có thể phát triển hơn nữa vì những ngành này hoạt động một cách độc lập, theo nhà phân tích Sung Jonghwa của Ebest Investment & Securities Co.

Sau hàng loạt thương vụ M&A lớn nhỏ, hiện tại Kakao tiếp tục mở rộng thêm quy mô hoạt động với công ty truyền thông đại chúng Kakao Entertainment và ứng dụng gọi taxi Kakao Mobility với kế hoạch IPO dự kiến vào năm sau.

“Kakao đang có kế hoạch xây dựng một hệ sinh thái toàn diện như WeChat tại Trung Quốc”, Dongkeun Yi, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu Counterpoint nhận định.

Chia sẻ về đế chế công nghệ của mình, Kim cho biết quan điểm của ông là không nên đặt ra giới hạn nào khi phát triển doanh nghiệp.

Hiện tại, Kakao đã trở thành một "gã khổng lồ" công nghệ tại Hàn Quốc, sánh ngang với các chaebol như Samsung, Hyundai, SK và LG. Kakao cũng là một trong những công ty có vốn hóa lớn nhất Hàn Quốc, khoảng 64 tỷ USD, vượt qua cả hãng sản xuất ô tô Hyundai Motor Co (khoảng 52 tỷ USD).

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin liên quan