Nới lỏng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn với NH và DN là cần thiết?

Cập nhật: 17:00 | 19/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Đối với tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước đưa ra lộ trình giảm dần tỷ lệ theo hai phương án.  

giam siet ty le von ngan han cho vay trung dai han voi nh va dn la can thiet Sẽ tiếp tục cải tiến quy trình cho vay đối với các doanh nghiệp
giam siet ty le von ngan han cho vay trung dai han voi nh va dn la can thiet Sắp điều chỉnh giới hạn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
giam siet ty le von ngan han cho vay trung dai han voi nh va dn la can thiet Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn trong hoạt động ngân hàng

Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là bước đi cần thiết để giảm rủi ro về kỳ hạn cho hệ thống ngân hàng và phù hợp với xu hướng của thế giới. Điều này cũng buộc các chủ thể tham gia thị trường tài chính phải đứng trước bước ngoặt lớn trong hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

giam siet ty le von ngan han cho vay trung dai han voi nh va dn la can thiet

Giảm siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn với NH và DN là cần thiết?

Ảnh minh họa

Trong đó, đối với tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước đưa ra lộ trình giảm dần tỷ lệ theo hai phương án.

Phương án 1, từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 40%; từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021, tối đa 35%; và từ ngày 01/7/2021, tối đa sẽ là 30%.

Phương án 2, từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 40%; từ 01/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021, tối đa 37%; từ 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022, mức tối đa là 34%; và từ 01/7/2022, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ là 30%.

Trước ngày 1/1/2018, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn được giới hạn ở mức 50%. Tỷ lệ này xuống 45% kể từ ngày 1/1/2018 và 40% kể từ ngày 1/1/2019.

Giới hạn này được đề xuất tiếp tục giảm dần theo các năm tại Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mức thấp nhất là 30% có thể áp dụng từ 1/7/2021 hoặc 1/7/2022.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đề xuất này được đưa ra trên cơ sở đánh giá tác động số liệu giám sát của NHNN về tỷ lệ này và số liệu kinh tế vĩ mô, diễn biến tình hình kinh tế trong năm 2018 và các năm tiếp theo.

Đồng thời, đã nghiên cứu định hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, chủ trương về phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2025, tình hình thực tế cho vay trung, dài hạn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, từng bước kiểm soát được rủi ro thanh khoản nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thống kê của NHNN cho biết, đến cuối tháng 1/2019, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước là 31,56% và của các NHTM cổ phần là 32,94%. Con số này tương đương với tỷ lệ của những năm qua. Như vậy, tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn chỉ còn cách giới hạn 30% của Dự thảo một khoảng không lớn. Mặt khác, việc giảm tỷ lệ này theo lộ trình từng năm cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng chuẩn bị nguồn lực, cơ cấu nguồn vốn để tuân thủ quy định này.

Về tác động với nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, theo Ban soạn thảo, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn hàng năm 5% không tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế.

Đồng thời, cách làm này thúc đẩy các doanh nghiệp không phụ thuộc vào vốn ngân hàng, chủ động tiếp cận các phương thức huy động vốn khác như: phát hành cổ phiếu tăng vốn, phát hành trái phiếu hay hợp tác thực hiện dự án với các đối tác nước ngoài...

Thay đổi về cách thức huy động và sử dụng nguồn vốn không hẳn là dễ dàng với ngân hàng. Từ phía doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và trái phiếu còn hạn chế. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm tỷ lệ khoảng 98% tổng số doanh nghiệp hiện nay. Do đó, bước ngoặt thay đổi về huy động và sử dụng nguồn vốn như trên sẽ buộc cả ngân hàng và doanh nghiệp thay đổi mạnh mẽ.

Hoài Dương