Những văn bản của pháp luật quy định về hoạt động đấu thầu công

Cập nhật: 07:44 | 31/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Độc giả hỏi: Các quy định của pháp luật quy định về đấu thầu công hiện nay là như thế nào?

nhung van ban cua phap luat quy dinh ve hoat dong dau thau cong

Quy định của pháp luật về hoạt động đấu thầu?

nhung van ban cua phap luat quy dinh ve hoat dong dau thau cong

Các bước chỉ định thầu theo quy định của pháp luật?

nhung van ban cua phap luat quy dinh ve hoat dong dau thau cong

Yêu cầu nhà thầu thu hồi vốn trong đấu thầu khi nào?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào hệ thống văn bản pháp luật quy định về đấu thầu

- Luật Đấu Thầu năm 2013.

- Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

- Nghị định 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

- Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

- Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn.

- Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp.

- Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa.

- Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC hướng dẫn cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng do Bộ trưởng.

- Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

- Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh.

- Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

- Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.

- Thông tư 09/2016/TT-BYT về Danh mục thuốc đấu thầu, thuốc đấu thầu tập trung, thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.

- Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT Quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu.

- Thông tư 11/2016/TT-BYTquy định đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập.

- Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn.

- Thông tư 16/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

- Thông tư 55/2016/TT-BTC quy định về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.

- Thông tư 58/2016/TT-BTC Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.

- Thông tư 06/2017/TT-BKHĐT về quy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

- Thông tư 75/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 55/2016/TT-BTC quy định nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.

- Thông tư 30/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 75/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 55/2016/TT-BTC quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.

- Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BTC năm 2017 hợp nhất Thông tư quy định về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.

- Quyết định 2468/QĐ-BTC năm 2015 hướng dẫn Quy định của pháp luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu trong nội bộ ngành tài chính.

- Quyết định 3181/QĐ-BYT năm 2016 đính chính Thông tư 11/2016/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

- Công văn 4054/BKHĐT-QLĐT năm 2014 thực hiện Luật đấu thầu 43/2013/QH13 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

- Công văn 1873/BKHĐT-QLĐT năm 2016 về đôn đốc thực hiện cung cấp thông tin đúng pháp luật đấu thầu và tổ chức đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.

- Công văn 2683/BKHĐT-QLĐT năm 2018 quy định đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu.

nhung van ban cua phap luat quy dinh ve hoat dong dau thau cong
Ảnh minh họa

2. Nội dung phân tích:

a) Theo khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất.

Như vậy, có thể thấy, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình.

Thực chất đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện với mục tiêu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu có mục tiêu xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.

b) Phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu

Luật Đấu thầu 2013 quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

Thứ nhất, lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:

- Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

- Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

- Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;

- Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

- Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;

- Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;

- Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;

Thứ hai, lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

Thứ ba, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất (Lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất được hướng dẫn bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHĐT).

Thứ tư, lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.

c) Các hình thức đấu thầu trong nước

Theo quy định tại các điều từ Điều 20 đến Điều 27 Luật Đấu thầu 2013, có 8 hình thức đấu thầu trong nước, trong đó có:

- Đấu thầu rộng rãi: Hình thức đầu thầu không hạn chế số nhà đầu tư tham gia dự thầu;

- Đấu thầu hạn chế: Hình thức này được áp dụng đối với trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc yêu cầu có một số kỹ thuật đặc thù khác. Chỉ những nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu mới tham gia dự thầu được, tuy nhiên mỗi gói thầu phải có ít nhất 03 nhà đầu tư tham gia dự thầu.

- Chỉ định thầu: Chủ thầu lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng nhu cầu của gói thầu để thương lượng và ký hợp đồng.

Hình thức chỉ định thầu chỉ được áp dụng trong các trường hợp: Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách; Gói thầu di dời các công trình để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng…

- Mua sắm trực tiếp: Áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

Hình thức này được thực hiện đối với nhà thầu đã trúng thầu và ký hợp đồng trước đó, đáp ứng đủ các điều kiện về đơn giá, nội dung, tính chất, quy mô gói thầu, thời gian ký hợp đồng của gói thầu trước đó...

- Chào hàng cạnh tranh: Hình thức này được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức quy định và thuộc các trường hợp: Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường; gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi gói thầu đã có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, có dự toán được phê duyệt và đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Ngoài ra còn một số hình thức khác như: Tự thực hiện; Tham gia thực hiện của cộng đồng…

d) Các trường hợp không buộc có chứng chỉ hành nghề đấu thầu

Theo Mục 2 Công văn 2683/BKHĐT-QLĐT, có 03 trường hợp không buộc có chứng chỉ hành nghề đấu thầu khi tham gia đấu thầu là:

- Cá nhân thuộc ban quản lý dự án được thành lập để thực hiện một dự án cụ thể và ban quản lý dự án này sẽ giải thể sau khi kết thúc dự án;

- Cá nhân thuộc các phòng của Cục, Vụ, Sở, huyện, doanh nghiệp Nhà nước... tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu theo nhiệm vụ được giao, không hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đấu thầu.

- Cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu theo hình thức mua sắm tập trung theo mô hình kiêm nhiệm, không thường xuyên, liên tục và không hoạt động chuyên nghiệp, chuyên trách trong lĩnh vực đấu thầu.

Các cá nhân nói trên khi tham gia hoạt động đấu thầu không buộc có chứng chỉ hành nghề nhưng bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.

e) Mức xử phạt lên đến 20 năm tù khi vi phạm quy định về đấu thầu

Khoản 1 Điều 90 Luật Đấu thầu 2013 nêu rõ, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về đấu thầu sẽ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Nghị định 50/2016/NĐ-CP mức xử phạt hành chính cao nhất với hành vi vi phạm về đấu thầu lên tới 40 triệu đồng, cụ thể áp dụng với hành vi:

- Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu, nhà đầu tư không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

- Cho phép nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu dẫn đến làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu.

Thêm vào đó, theo Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, mức hình phạt cao nhất của tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng lên đến 20 năm tù giam nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên.

Theo đó, người nào thực hiện các hành vi: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; Thông thầu; Gian lận trong đấu thầu; Cản trở hoạt động đấu thầu; Chuyển nhượng thầu trái phép…sẽ bị xử phạt từ cải tạo không giam giữ cho đến 20 năm tù giam tùy mức độ hành vi.

Linh Linh