Những phẩm chất làm nên nhà lãnh tuyệt vời (P2)

Cập nhật: 05:00 | 04/01/2019 Theo dõi KTCK trên

Đa số những người lãnh đạo sinh ra là do tài năng thiên bẩm của họ nên vị trí lãnh đạo với họ là xứng đáng. Nhưng cũng một phần do sự nỗ lực cố gắng của bản thân nên thành công đến với họ là điều không phải quá ngạc nhiên. Để trở thành người lãnh đạo vĩ đại, tốt và được mọi người nể phục không phải là điều dễ dàng, không chỉ tài năng mà bạn cần phải có những phẩm chất nhất định để trở thành người thành công với cương vị là nhà lãnh đạo.  

nhung pham chat lam nen nha lanh tuyet voi p2 Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo tuyệt vời (P1)
nhung pham chat lam nen nha lanh tuyet voi p2 Tài xế xe container gây tai nạn liên hoàn ở Long an “dương tính với ma túy”
nhung pham chat lam nen nha lanh tuyet voi p2 Phẩm chất quan trọng mà bất cứ nhà lãnh đạo tài năng nào cũng cần c

Dưới đây là 11 phẩm chất làm nên nhà lãnh tuyệt vời theo quan điểm của những người thành công. 1. Linh hoạt

“Một trong những chuyện hoang đường nhất mà người ta tưởng tượng ra được đó là họ cho rằng những nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi là những người có tầm nhìn xa trông rộng, quyết liệt đeo bám mục tiêu của mình bất chấp mọi hoàn cảnh. Điều này thật nực cười. Kỳ thực, các nhà lãnh đạo cần phải là người có tâm trí thoáng đãng để có thể linh hoạt, điều chỉnh khi cần thiết. Khi một công ty còn đang trong giai đoạn khởi đầu thì kế hoạch thường được đánh giá quá cao và mục tiêu của nó thường xuyên thay đổi. Điều bạn cần làm là tập trung vào đầu tư, phát triển và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp.”

Daymond John, CEO của Shark Branding và FUBU

2. Quyết đoán

“Thời học sinh, sinh viên, để kiếm thêm tiền tôi thường làm trọng tài cho các trận bóng rổ tiêu khiển. Người hướng dẫn tôi đã đưa ra một lời khuyên mà tôi rất tâm đắc, nó cũng rất đúng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp: ‘Hãy nhanh chóng ra quyết định, hô nó lên thật to và đừng bao giờ quay đầu lại’. Trong những tình huống cấp bách, một quyết định dù có sai nhưng quyết đoán, xét về lâu về dài nó thường mang đến những kết quả tốt hơn; và một đội ngũ mạnh hơn là đưa ra những quyết định mập mờ, dù sau đó nó có đúng đi chăng nữa.”

Scott Hoffman, chủ sở hữu Folio Literary Management

nhung pham chat lam nen nha lanh tuyet voi p2
ảnh minh họa

3. Ấn tượng

“Tất cả chúng ta đều đóng góp một điều gì đó độc đáo cho thế giới này và tất cả chúng ta đều có thể nhận biết một ai đó không chân thật. Càng tập trung vào việc kết nối với người khác một cách chân thành và tìm cách giúp đỡ họ – chứ không chỉ nhìn chằm chằm vào những gì họ có thể giúp bạn – bạn sẽ ngày càng trở nên đẹp và dễ gần hơn trong mắt họ. Đây không phải là phẩm chất cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo tài ba, nhưng nó là một phẩm chất cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo đáng kính, điều này có thể tạo nên sự khác biệt trong kinh doanh của bạn”.

Lewis Howes, tác giả sách bán chạy “The School of Greatness” do tờ New York Times bình chọn

4. Phân quyền

“Bản thân là vận động viên thể thao, nên rất nhiều triết lý lãnh đạo của tôi bắt nguồn từ đó. Những đội thành công nhất của tôi không phải lúc nào cũng là đội tài năng nhất mà là đội có tinh thần đồng đội, biết cách kết hợp hiệu quả các kỹ năng, thế mạnh và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên. Để xây dựng một đội có năng lực làm việc ‘trên cả mong đợi’, bạn cần phải phân chia trách nhiệm và quyền hạn. Điều này không hề dễ dàng, nó khó hơn rất nhiều so với việc bạn tự tay làm mọi việc. Nhưng nếu bạn lựa chọn dự án chính xác, tìm được những trợ thủ đắc lực để lựa chọn và hỗ trợ dự án hiệu quả, ủy quyền có thể mang lại thành công cho bạn. Đó là cách bạn thực sự nhìn ra khả năng và khai thác tối đa năng lực làm việc của họ.”

Shannon Pappas, phó chủ tịch cấp cao Beachbody LIVE

5. Tích cực

“Để vươn đến đỉnh cao bạn phải tạo ra được văn hóa lạc quan trong doanh nghiệp. Sẽ có nhiều thăng trầm trên con đường đến vinh quang, nhưng nếu luôn giữ được thái độ tích cực, thì công ty sẽ luôn tiến bước. Nhưng hãy lưu ý rằng nó đòi hòi lòng can đảm. Bạn phải thực sự tin tưởng rằng bạn có khả năng biến điều không thể thành có thể”.

Jason Harris, CEO của Mekanism

6. Sự hào phóng

“Mục tiêu chính của tôi là luôn cho đi những gì tốt đẹp nhất của bản thân mình. Tất cả chúng ta cùng nhau phát triển – như một chỉnh thể – vì vậy tôi có thể xây dựng một đội ngũ và giúp bản thân mỗi cá nhân trong tập thể vươn xa hơn.”

Christopher Perilli, CEO của Pixel Mobb

7. Bền bỉ

“Một lãnh đạo tầm cỡ từng nói với tôi: ‘Kiên trì đánh bại mọi trở ngại.’ Và sau khi làm việc tại Facebook, Intel và Microsoft, rồi thành lập công ty riêng, tôi đã rút ra được hai bài học để đời: Dục tốc bất đạt, mọi điều vĩ đại đều cần thời gian để tạo dựng, cần kiên trì bằng mọi giá. Điều mà một nhà lãnh đạo cần: Là hãy sẵn sàng vượt qua những nơi mà người khác không thể”.

Noah Kagan, CEO của AppSumo

8. Sáng suốt

“Với trăm ngàn thứ đổ vào đầu, bạn phải tỉnh táo để nhận ra đâu mới là thứ quan trọng. Cũng giống như sự khôn ngoan, nó có thể được cải biến theo thời gian, nhưng bạn phải để tâm đến nó. Tính nhạy bén là phẩm cách vốn tồn tại trong con người bạn. Khi bạn đưa ra nhận định đúng, bạn chẳng khác gì thiên tài. Còn ngược lại, thì bạn trông như một kẻ ngốc”.

Raj Bhakta, nhà sáng lập WhistlePig Rye Whiskey

9. Khả năng giao tiếp

“Nếu mọi người không hiểu bạn muốn gì, và họ không làm bạn thỏa mãn thì đó thực sự là lỗi của bạn vì đã không trình bày rõ ràng để họ hiểu. Tôi cùng cộng sự thường xuyên kết nối với nhau, có khi còn giao tiếp nhiều quá mức. Nhưng xét cho cùng giao tiếp là một hành động cần thiết để tạo ra sự cân bằng. Bạn có thể có nhu cầu cụ thể, nhưng để hoàn thành công việc nhằm đáp ứng nhu cầu đó thì điều quan trọng hơn cả là sự hợp tác. Chúng tôi luôn muốn mọi người bộc bạch suy nghĩ và ý tưởng của cá nhân họ – đó là lý do tại sao chúng tôi có một đội ngũ hùng mạnh với những con người tài năng.”

Kim Kurlanchik Russen, cộng sự của Tập đoàn TAO Group

10. Nhận trách nhiệm

“Đổ lỗi dễ hơn là nhận trách nhiệm. Nếu bạn muốn biết làm thế nào để nhận trách nhiệm một cách đúng đắn, hãy học hỏi từ chuyên gia tài chính Larry Robbins. Ông đã viết một bức thư chân thành và khiêm tốn đến những nhà đầu tư, nhận lỗi về những phán đoán sai lầm của ông đã khiến họ bị tổn thất. Sau đó, ông đã mở một quỹ mới hoàn toàn không thu phí quản lý và hoạt động – gọi là quỹ đầu tư (hedge fund) – một điều chưa từng có tiền lệ. Đây là hành động của người có chí khí, một người có trách nhiệm. Không chỉ là nhận trách nhiệm suông mà nó còn bao gồm cả việc hành động để sửa chữa sai lầm”.

Sandra Carreon-John, phó chủ tịch cấp cao M&C Saatchi Sport & Entertainment

11. Không ngừng tìm kiếm

“Lãnh đạo xuất sắc phải xác định được đâu là điểm mạnh của mỗi cá nhân trong đội ngũ của mình, và sau đó có thiện ý tìm ra những gì cần thiết để kết nối mọi người, bổ sung thiếu sót tạo nên một đội hoàn chỉnh. Một điều chắc chắn là đội của bạn không có tất cả câu trả lời cho mọi tình huống. Vì vậy, vì nếu bạn tin rằng đội của bạn đã đưa ra được mọi đáp án, thì nghĩa là những câu hỏi mà bạn đưa ra chưa đủ tối ưu.”

Nick Woolery, giám đốc marketing toàn cầu Công ty Stance

Nguyễn Sinh