Kiến thức

Những ai không nên ăn rau muống?

Hạ Vy 25/05/2025 09:51

Rau muống là món ăn quen thuộc vào mùa hè nhưng không phải ai cũng hợp. Cùng đọc bài viết để "né" nhé!

Mùa hè, đi đâu cũng gặp rau muống: từ mớ rau luộc chấm tương, đến đĩa rau xào tỏi nóng hổi, hay nộm rau muống thanh mát giải nhiệt. Vừa rẻ, dễ nấu lại ngon miệng, rau muống là loại rau “quốc dân” trong bữa cơm của hàng triệu gia đình Việt.

rau muống sức khỏe
rau muống sức khỏe

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng và y học cổ truyền, không phải ai cũng nên ăn rau muống. Dù giàu chất xơ, vitamin và có tính mát, nhưng loại rau này có thể gây phản tác dụng với một số đối tượng, đặc biệt là người đang mang bệnh hoặc điều trị bằng thuốc đặc hiệu. Dưới đây là 7 nhóm người nên kiêng tuyệt đối rau muống.

1. Người đang có vết thương hở hoặc mới phẫu thuật

Rau muống có khả năng tăng sinh tế bào rất mạnh, thúc đẩy liền da nhanh chóng. Nhưng chính vì thế, nó có thể kích thích hình thành sẹo lồi, nhất là với người có cơ địa sẹo lồi bẩm sinh hoặc vừa trải qua phẫu thuật, tiểu phẫu, chấn thương da. Tránh ăn rau muống cho đến khi vết thương lành hẳn.

2. Người mắc bệnh gout

Rau muống chứa hàm lượng purin cao – chất sẽ chuyển hóa thành acid uric trong cơ thể. Đây chính là yếu tố kích hoạt các cơn đau gout dữ dội. Người có tiền sử hoặc đang điều trị bệnh gout nên loại bỏ rau muống khỏi thực đơn.

3. Người bị sỏi thận hoặc có nguy cơ sỏi thận

Rau muống chứa oxalat, khi kết hợp với canxi sẽ tạo thành sỏi oxalat trong thận. Bên cạnh đó, oxalat còn giảm hấp thu canxi ở ruột. Người bị sỏi thận hoặc từng có sỏi nên tránh ăn rau muống sống, hạn chế nước rau luộc và chỉ ăn lượng nhỏ nếu cần.

4. Người đang dùng thuốc Đông y

Trong Đông y, rau muống có tính hàn và có thể gây tương tác với thảo dược. Một số vị thuốc sẽ mất hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ nếu ăn kèm rau muống, điển hình là đau bụng, tiêu chảy hoặc loạn tiêu hóa. Nếu đang điều trị bằng thuốc Bắc, thuốc Nam, nên kiêng hoàn toàn rau muống cho đến hết liệu trình.

5. Người bị bệnh xương khớp mãn tính

Rau muống có khả năng kích thích miễn dịch, đồng thời tăng phản ứng viêm, từ đó khiến các triệu chứng đau khớp, sưng, viêm ở người lớn tuổi trầm trọng hơn. Người mắc viêm khớp, thoái hóa khớp, đau mỏi mãn tính nên hạn chế tối đa rau muống trong khẩu phần.

6. Người đang bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa

Rau muống có tính mát, nếu ăn nhiều khi đang bị tiêu chảy sẽ khiến tình trạng nặng thêm. Đặc biệt, rau muống sống có thể nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng nếu không được rửa sạch kỹ càng. Hệ tiêu hóa yếu, người đang bị đi ngoài, chướng bụng tuyệt đối tránh ăn rau muống, đặc biệt là ăn sống.

7. Phụ nữ mang thai có cơ địa yếu hoặc dễ dị ứng

Rau muống nước có thể nhiễm ký sinh trùng từ nguồn nước ô nhiễm. Với phụ nữ mang thai có cơ địa yếu, hay dị ứng, tiêu hóa kém, việc ăn rau muống sống có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thai nhi. Bầu bí nên tránh rau muống chẻ, nộm sống và chỉ ăn rau luộc chín kỹ, rõ nguồn gốc.

      Nổi bật
          Mới nhất
          Những ai không nên ăn rau muống?
          • Mặc định

          POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO