Năm 2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng giảm mạnh do ảnh hưởng Covid-19

Cập nhật: 10:30 | 31/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Theo Cục Thống kê do tình hình mưa bão phức tạp, liên tục đã hạn chế sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ và hoạt động mua bán hàng hóa. Do vậy hoạt động bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 và 11 tháng giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sụt giảm sau hai tháng liên tiếp tăng trưởng

Giá gas hôm nay 31/12: Xu hướng đi xuống

Việt Nam tăng cường xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11.2020 ước đạt hơn 4.500 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước và giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gần 42,3 nghìn tỷ đồng, giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Chia theo ngành hoạt động, 11 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt gần 34 nghìn tỷ đồng (chiếm 80% tổng mức và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước); khách sạn, nhà hàng đạt gần 5.000 tỷ đồng (chiếm 12% tổng mức và giảm 51,9% so với cùng kỳ năm trước); du lịch lữ hành đạt 56,6 tỷ đồng (chiếm 0,1% tổng mức và giảm 77,4% so với năm 2019)…

2747-doanhthu3112
Doanh thu bán lẻ hàng hoá giảm mạnh do ảnh hưởng Covid-19 (Ảnh minh họa)

Một số ngành có doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao so với năm 2019 là gỗ và vật liệu xây dựng (tăng 69,4%); đá quý, kim loại quý (tăng 36,9%); dịch vụ sửa chữa xe có động cơ (tăng 29,7%). Ngoài ra, một số ngành hàng tuy bị ảnh hưởng lớn trong năm do dịch Covid-19 nhưng vẫn có tốc độ tăng như lương thực, thực phẩm (tăng 1,5%); xăng dầu các loại (tăng 1,3%); nhiên liệu khác (tăng 10,3%).

Tác động của đại dịch lên thị trường bán lẻ và sự phục hồi thể hiện rõ theo tháng. Sau làn sóng Covid-19 lần thứ hai, tăng trưởng trong tháng 7 giảm 5% so với tháng trước, tăng lên 2% trong tháng 8 và 11% trong tháng 9.

Giá thuê vẫn ổn định so với cùng kỳ năm trước, do các chủ đầu tư có diện tích đã được lấp đầy miễn cưỡng điều chỉnh giá thuê hoặc áp dụng các ưu đãi ngắn hạn, ví dụ như giảm khoảng $2 phí dịch vụ hàng tháng hoặc giảm giá thuê 30% cho khách thuê mới trong vài tháng.

Cụ thể, trong quý 3/2020, nguồn cung tại TP.HCM là 1,5 triệu m2, công suất cho thuê trung bình là 94%, giảm 2 điểm phần trăm theo năm.

Tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm mua sắm là 95%, vẫn ở mức cao nhờ vào việc cân đối hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả của doanh nghiệp, cũng như việc khách thuê vẫn muốn tiếp tục giữ lại các gian hàng của họ. Các trung tâm mua sắm với đa dạng các loại hình kinh doanh, giải trí và ăn uống thường có tỷ lệ lấp đầy cao hơn.

Ngoài ra, nhà phố cho thuê chịu tác động mạnh nhất, ông Troy Griffiths - Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam - nhận định: "Gần như ngay lập tức, Covid-19 đã tác động trực diện lên thị trường cho thuê nhà phố. Các khách thuê là doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị mất doanh thu đột ngột hơn là các nhà bán lẻ quy mô lớn. Đại dịch đã buộc họ phải thay đổi chiến lược kinh doanh. Nhiều chuỗi F&B và chuỗi cửa hàng thời trang phải đóng cửa những chi nhánh hay địa điểm có doanh thu kém, làm tăng diện tích trống chung của cả thị trường.

Các địa điểm bán lẻ phụ thuộc vào khách du lịch ở khu trung tâm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi việc giãn cách xã hội và việc hạn chế đi lại du lịch. Kể từ đầu tháng hai, nhiều nhà bán lẻ đã không gia hạn hợp đồng thuê. Những người muốn giữ lại các vị trí đắc địa sau đại dịch phải tạm thời đóng cửa hoặc tìm cách giảm giá thuê. Khảo sát gần đây của Savills cho thấy khách thuê mong muốn chiết khấu lên đến 40% so với mức 20% tối đa được đưa ra".

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm