"Mục sở thị" căn biệt thự số 34 Hoàng Diệu của nhà tư sản đã hiến tặng lượng vàng lớn gấp đôi ngân khố Chính phủ

Cập nhật: 17:36 | 30/10/2023 Theo dõi KTCK trên

Căn biệt thự cùng khuôn viên đất của gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô có tổng diện tích gần 3.000 m2, mua của một đôi vợ chồng người Pháp từ những năm 1930 với giá gần 300.000 tiền Đông Dương.

78 năm trước, cụ Trịnh Văn Bô và cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ là một doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có. Trong Tuần lễ Vàng năm 1945, gia đình cụ đã ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng. Số vàng này gấp đôi ngân khố Chính phủ thời bấy giờ.

Ảnh: Internet

Gia đình cụ sở hữu ngôi nhà tại 48 Hàng Ngang. Ngôi nhà có hình ống, nằm gần cuối phố Hàng Ngang, nơi buôn bán sầm uất của khu vực phố cổ. Nhà hai mặt phố, gắn số 48 là mặt tiền phố Hàng Ngang, gắn số 35 là mặt tiền phố Hàng Cân.

Đến Cách mạng Tháng Tám 1945, vợ chồng cụ dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm việc. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Sau này, ngôi nhà được gia đình cụ Trịnh Văn Bô hiến tặng cho Nhà nước và trở thành một di tích lịch sử, bởi nơi đây đã gắn liền với sự kiện quan trọng của đất nước. Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, đến nay, kiến trúc của ngôi nhà 48 Hàng Ngang hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Sinh thời, cụ Minh Hồ luôn sống giản dị, gần gũi, tiết kiệm, không khoe khoang. Vì đức tính đó nên câu chuyện ông bà quyết định mua căn biệt thự cổ ở số 34 Hoàng Diệu rất ít người biết.

Theo lời ông Trịnh Cần Chính - người con trai thứ 6 của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ và cụ ông Trịnh Văn Bô kể lại: “Cả ngôi nhà cùng khuôn viên đất có tổng diện tích gần 3.000 m2, bố mẹ tôi mua của một đôi vợ chồng người Pháp từ những năm 1930. Ngày đó, theo như lời bố mẹ tôi kể lại thì ngôi nhà được mua với giá gần 300.000 tiền Đông Dương. Khi đó tiền Đông Dương còn có giá hơn cả đồng đô la”.

Ảnh: Internet

Căn biệt thự cổ mang lối kiến trúc khá độc đáo. Với thiết kế 3 tầng nhưng tầng 1 lại có chiều cao rất khiêm tốn. Tầng này thấp vì thường để cho gia nhân ở hoặc chỉ là tầng để chống ẩm thấp. Tầng 2 là tâm điểm của căn nhà, chiếm diện tích lớn nhất, thường được dùng để tiếp đãi khách và là nơi sinh hoạt chính của cả gia đình. Ban công nhìn ra đường Hoàng Diệu và Hoàng Thành Thăng Long. Tầng 3 thường cho các con cháu trong gia đình ngủ nghỉ...

Sàn nhà các tầng đều làm bằng gỗ, tay vịn cầu thang và nhiều đồ đạc trong gia đình cũng được làm từ gỗ tốt, càng cùng càng bóng loáng, đẹp mắt. Nằm giữa trung tâm Thủ đô nhưng chỉ cần bước chân vào khuôn viên căn biệt thự là được tận hưởng một không gian tĩnh lặng và trong lành. Phía sau căn biệt thự cổ là vườn cây xanh ngát, rất nhiều cây cổ thụ lâu năm.

Theo ông Trịnh Cần Chính, trước đây gia đình ông ở căn nhà số 48 Hàng Ngang, không gian cũng rất rộng rãi, thoải mái. Việc bố mẹ ông chọn mua căn biệt thự 34 Hoàng Diệu là có căn nguyên cụ thể.

“Khi xưa gia đình tôi làm nghề buôn bán, kinh tế cũng thuộc vào loại nhất nhì ở đất Hà Nội này, bố mẹ tôi sau mỗi ngày làm việc căng thẳng về thường muốn tìm nơi nào yên ắng để nghỉ ngơi. Tuy căn nhà số 48 Hàng Ngang cũng rất rộng rãi nhưng nơi đây đông dân cư và khá ồn ào. Khi biết tin có một cặp vợ chồng người Pháp muốn bán căn nhà ở số 34 Hoàng Diệu, bố mẹ tôi đến xem thì thấy rất hài lòng, vì kiến trúc cũng như không gian tĩnh lặng nơi đây rất phù hợp với mong muốn của ông bà, nên đã quyết định mua lại. Thời đó không đủ tiền để mua lại ngôi nhà này nên bố mẹ tôi đã vay cả tiền của Ngân hàng Đông Dương thời bấy giờ để mua cho kỳ được”, ông Chính cho biết.

Ảnh: Internet

Năm 2017, cụ Hoàng Thị Minh Hồ đã qua đời tại nhà riêng ở số 34 Hoàng Diệu. Ông Trịnh Lương, con trai cả của các cụ cho biết, sau khi mẹ ông qua đời, 4 người em đã cử ông làm đại diện đặt vấn đề để lại nhà 34 Hoàng Diệu cho TP.Hà Nội.

“Tôi mong muốn bán nhà 34 Hoàng Diệu, một phần số tiền thu được để làm quỹ từ thiện Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ, phần còn lại sẽ chia cho con cháu”, ông Trịnh Lương chia sẻ.

Ông Trịnh Lương cho hay, ngôi biệt thực số 34 Hoàng Diệu chỉ phù hợp với công trình kiến trúc của Nhà nước. Vì vậy, 5 trong số 7 người con cụ Trịnh Văn Bô muốn nhượng lại căn biệt thự này cho Nhà nước, cho Thành phố Hà Nội với giá hợp lý.

Agribank rao bán hàng nghìn m2 đất và biệt thự để xử lý nợ

Agribank hiện đang rao bán nhiều biệt thự và lô đất có tổng diện tích hàng nghìn m2 là tài sản đảm bảo cho các ...

Savills: Thị trường ảm đạm, giá biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội vẫn không dễ giảm

Do chi phí đầu tư ban đầu cùng phát sinh cao và nhu cầu lớn trong khi nguồn cung hạn chế nên giá của biệt ...

Ngân hàng tiếp tục rao bán 84 căn biệt thự FLC Sầm Sơn, giá khởi điểm từ 550 tỷ đồng

Ngân hàng OCB rao bán đấu giá hơn 80 căn biệt thự thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái FLC tại Thanh Hóa với ...

Thiên Ân

Tin liên quan