Ngân hàng tiếp tục rao bán 84 căn biệt thự FLC Sầm Sơn, giá khởi điểm từ 550 tỷ đồng

Cập nhật: 16:25 | 30/10/2023 Theo dõi KTCK trên

Ngân hàng OCB rao bán đấu giá hơn 80 căn biệt thự thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái FLC tại Thanh Hóa với mức giá khởi điểm của toàn bộ số căn biệt thự này là gần 550 tỷ đồng.

FLC bị UBCKNN phạt gần trăm triệu đồng do vi phạm công bố thông tin

Tập đoàn FLC bị cưỡng chế hơn 81 tỷ đồng tiền thuế

Bộ Công an thông báo kết quả điều tra, xử lý vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB,HOSE:OCB) vừa thông báo đấu giá 84 căn biệt thự thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái FLC, phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, các tài sản này thuộc Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn - FLC Sầm Sơn Golf Links. Đây là tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC tại Ngân hàng OCB. Mục đích sử dụng xây dựng resort, thời hạn sử dụng đến 09/05/2064.

Giá khởi điểm của toàn bộ 84 căn biệt thự này là gần 550 tỷ đồng, thấp hơn so với mức 610 tỷ đồng mà OCB rao bán hồi đầu tháng 9/2023. Ngân hàng OCB rao bán toàn bộ số biệt thự này, không bán lẻ.

Được biết, quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, Thanh Hóa có quy mô 300 ha và tổng mức đầu tư 12.088 tỷ đồng. Dự án do CTCP Tập đoàn FLC phát triển, được khởi công vào tháng 5/2014 và chính thức vận hành vào tháng 7/2015.

Ngân hàng tiếp tục rao bán 84 căn biệt thự FLC Sầm Sơn, giá khởi điểm từ 550 tỷ đồng
Ngân hàng OCB thông báo đấu giá 84 căn biệt thự thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái FLC

Đáng chú ý, Ngân hàng OCB từng là chủ nợ lớn nhất của FLC với tổng dư nợ khoảng 1.531 tỷ đồng tại ngày 30/3/2022, bao gồm 713 tỷ đồng nợ tín dụng và 818 tỷ đồng nợ trái phiếu được bảo đảm bằng các quyền sử dụng đất. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của OCB hồi tháng 4/2023, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Ngân hàng OCB khẳng định đã thu hồi xong nợ của FLC.

Gần đây, nhiều ngân hàng rốt ráo rao bán các khoản nợ được thế chấp bằng các dự án du lịch nghỉ dưỡng có quy mô đầu tư hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng với mục đích thu hồi nợ. Đơn cử như Ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng An đã rao bán các khoản nợ của 7 doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Tân Hoàng Minh với tổng dư nợ gần 500 tỷ đồng.

Nhiều khoản nợ trong số này đã được rao bán tới lần thứ 4. Bên cạnh đó, Agribank còn rao bán lần thứ 3 khoản nợ của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Hoàng Hải Phú Quốc, với giá khởi điểm gần 253 tỷ đồng...

Hay Ngân hàng VietinBank cũng vừa thông báo bán đấu giá lần thứ 4 khoản nợ hơn 560 tỷ đồng của CTCP Xây dựng Công nghiệp (Descon) để xử lý thu hồi nợ vay. Toàn bộ dư nợ của Descon tại VietinBank được bảo đảm bằng 18 hợp đồng bảo đảm được ký trong giai đoạn 2015-2018.

Ngoài ra, tài sản bảo đảm còn có quyền tài sản phát sinh từ dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Descon tại Phường 10, TP Đà Lạt; quyền tài sản từ phát sinh từ Hợp đồng khung về chuyển nhượng Dự án Preches ngày 20/9/2015 với CTCP Đầu tư Thảo Điền; 20 quyền sử dụng đất tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Giá khởi điểm toàn bộ khoản nợ là 265 tỷ đồng, giảm 62 tỷ đồng so với lần rao bán gần nhất vào tháng 7/2023…

Theo các chuyên gia tài chính, tại nhiều ngân hàng khối tài sản thế chấp, cầm cố là bất động sản đang phình to trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng. Điều này dẫn đến nợ xấu và việc thu hồi nợ càng khó khăn.

Báo cáo của NHNN cho thấy, nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh từ năm 2022 và tiếp tục tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2023. Đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu (như các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái...) của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 7/2023 là 5,22%.

Còn trong 7 tháng đầu năm 2023, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 128.800 tỷ đồng nợ xấu. Về nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng xác định theo Nghị quyết 42, tổng nợ xấu tăng 3,42% so với cuối năm 2022.

Dự báo, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 ở mức 12 - 14% khi lãi suất cho vay tăng mạnh vào cuối năm 2022 chỉ mới được điều chỉnh mạnh vào cuối quý II/2023. Trên nền tăng trưởng tín dụng thấp, song các rủi ro liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản cùng bất ổn địa chính trị trên thế giới tiếp diễn... rủi ro nợ xấu vẫn tăng.

Chứng khoán BOS (ART) bị đình chỉ hoạt động mua chứng khoán từ ngày 23/8

Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) vừa đưa ra quyết định đình chỉ một phần hoạt động giao dịch đối với Công ty ...

Bất động sản tuần qua: Dự án FLC Sea Tower Quy Nhơn bị “tuýt còi”

Hà Nội sửa đổi - bổ sung quy định bảng giá các loại đất, Bình Định "tuýt còi" dự án FLC Sea Tower Quy Nhơn, ...

Hậu sự cố Trịnh Văn Quyết, FLC chưa thể phát hành BCTC từ năm 2021

Đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn FLC vẫn chưa thể phát hành báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, dẫn tới hàng loạt ...

Y Vân

Tin cũ hơn
Xem thêm