Mua nhà ở hình thành và những điều cần biết

Cập nhật: 12:01 | 20/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Mua nhà ở hình thành trong tương lai với rất nhiều ưu điểm như giá tốt hơn, đóng tiền theo tiến độ, có ngân hàng bảo lãnh… đang là sản phẩm được thị trường chú ý, đặc biệt với những người có tích luỹ chưa nhiều. Tuy nhiên, đâu mới là cách mua thông minh và hiệu quả?

mua nha o hinh thanh va nhung dieu can biet Có nên hạn chế cho cá nhân vay tiền ngân hàng mua nhà?
mua nha o hinh thanh va nhung dieu can biet Siết tín dụng vay mua bất động sản trên 3 tỷ: "Ngân hàng không nên quá hà khắc"
mua nha o hinh thanh va nhung dieu can biet Lãi suất vay mua nhà VietABank tháng 5/2019 mới nhất

Theo Luật kinh doanh doanh bất động sản, người mua nhà có quyền yêu cầu đơn vị bán hàng, chủ đầu tư cung cấp các giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án và đơn vị bán hàng, chủ đầu tư có nghĩa vụ cung cấp trung thực các giấy tờ pháp lý này. Vì vậy, trước khi đặt bút ký vào hợp đồng mua bán tại một dự án nhà ở hình thành trong tương lai, người mua nhà cần quan tâm những giấy tờ pháp lý sau đây:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư bắt buộc phải có ngành nghề kinh doanh bất động sản. Văn bản này sẽ đảm bảo chủ đầu tư có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng và kinh doanh dự án bất động sản.

mua nha o hinh thanh va nhung dieu can biet
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tiếp đến, thông qua hồ sơ pháp lý của dự án được cung cấp, người mua cần kiểm tra dự án đó có thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền hay không. Hồ sơ xác định chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế liên quan đến đất. Nhiều khu chung cư hiện nay người dân không thể làm được sổ đỏ vì chủ đầu tư còn nợ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc quyền thuê đất

Để đảm bảo dự án đã là “đất sạch”, không có tranh chấp.

Giấy phép xây dựng của dự án

Để nhận định dự án có đang trong tình trạng xây dựng không phép, bị đình chỉ thi công, dẫn đến chậm tiến độ hay không.

Mẹo kiểm tra pháp lý dự án

Gần đây, nhiều nhà đầu tư bất động sản rỉ tai nhau về cách nhận diện cơ sở pháp lý cho dự án định mua, đó là chủ động vay tiền ngân hàng, kể cả khi không có nhu cầu. Lý do là ngân hàng rất chặt chẽ trong cho vay, nên thông qua việc đi vay, người mua có thể “mượn tay” ngân hàng để thẩm định tính pháp lý của dự án định mua.

Để hạn chế rủi ro khách hàng cần xem kỹ pháp lý dự án khi quyết định mua căn hộ hình thành trong tương lai.

Dự án đã được Sở xây dựng cho phép bán hay chưa?

Để trãnh ảy ra rủi ro khhi dự án có tranh chấp.

Dự án đã được ngân hàng bảo lãnh trong việc bán/cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai hay chưa?

Phần lớn khách hàng hiện nay vẫn chưa xem trọng dự án đã được ngân hàng bảo lãnh nghĩa vụ tài chính hay chưa. Nhiều khách hàng xem đây là thủ tục “râu ria” đối với dự án. Trong khi đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đã được quy định tại điều 56 của Luật kinh doanh bất động sản.

Một số lưu ý khi ký hợp đồng mua bán

Tính chất của việc mua nhà ở hình thành trong tương lai là mua cái chưa tồn tại trên thực tế. Khách hàng quyết định mua hay không chỉ căn cứ vào thông tin mà chủ đầu tư cung cấp. Do đó, trong mọi trường hợp, khi mua nhà hình thành trong tương lai, rủi ro bao giờ cũng thuộc về khách hàng. Các rủi ro thường thấy khi mua nhà hình thành trong tương lai là chậm tiến độ, thiết kế bị thay đổi, chất lượng vật liệu không đúng như lúc xem nhà mẫu…

Để hạn chế những rủi ro này, bên cạnh hồ sơ pháp lý của dự án, trước khi ký hợp đồng mua bán, người mua cũng cần đọc kỹ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên mua và bán; điều khoản về thanh toán; quy định về thời gian bàn giao căn hộ; thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; những chế tài khi các bên vi phạm.

Ngoài ra, người mua phải tìm hiểu về điều khoản thanh toán. Người mua phải lưu ý, đồng tiền thanh toán phải là VND, tiến độ thanh toán phải gắn với tiến độ hoàn thành từng phần xây dựng. Cho đến trước khi nhận bàn giao nhà, chỉ thanh toán tối đa 70% giá trị hợp đồng. Khi nhận nhà, thanh toán 90-95% giá trị hợp đồng, số còn lại thanh toán khi chủ đầu tư bàn giao Giấy nhận quyền sở hữu căn hộ (sổ hồng).

Cuối cùng, chọn chủ đầu tư có năng lực tài chính tốt, uy tín cũng như đối tác của chủ đầu tư trong dự án cũng phải là những đơn vị có uy tín. Trên thực tế, dù chủ đầu tư có năng lực tài chính, có uy tín, nhưng chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công thiếu năng lực, kinh nghiệm, thì chất lượng sản phẩm đương nhiên sẽ không cao.

Quốc Trung