MPOS chiếm 9% tỷ trọng mạng lưới thanh toán thẻ toàn quốc

Cập nhật: 18:14 | 01/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo báo cáo của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, năm 2018 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của hình thức thanh toán mới qua thiết bị MPOS, với 27.500 điểm chấp nhận thanh toán MPOS, tăng 99% so với năm 2017, chiếm 9% trong tỷ trọng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ của toàn quốc.  

mpos chiem 9 ty trong mang luoi thanh toan the toan quoc Phải số hóa dịch vụ thanh toán
mpos chiem 9 ty trong mang luoi thanh toan the toan quoc Đã có lộ trình chuyển đổi thẻ ATM sang thẻ chip

MPOS là dịch vụ cho phép đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) sử dụng điện thoại thông minh (Smartphone) và một thiết bị thanh toán đi kèm để ĐVCNT thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Thay cho phương pháp quẹt thẻ truyền thống tại POS, khách hàng sẽ quẹt thẻ tại thiết bị đi kèm Smartphone, đồng thời thực hiện các thao tác thanh toán trên phần mềm ứng dụng cài trên Smartphone như: Nhập thông tin email để nhận đơn hàng hóa/giao dịch, nhập số tiền, ký tên người mua hàng…

mpos chiem 9 ty trong mang luoi thanh toan the toan quoc
Ảnh minh họa

So với POS truyền thống, giải pháp thanh toán qua MPOS có một số ưu điểm nổi bật:

- Chi phí đầu tư thấp hơn so với POS truyền thống vì có thể tận dụng luôn Smartphone của ĐVCNT để giảm thiểu chi phí đầu tư thiết bị thanh toán.

- Ứng dụng công nghệ cao, thiết bị thanh toán nhỏ gọn, cho phép di chuyển nhiều, sử dụng mạng di động không dây…

- Giao diện thân thiện với người sử dụng.

Thói quen sử dụng thẻ trong thanh toán vẫn phổ biến và chiếm đa số, trong đó đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế. Mặc dù thẻ quốc tế chỉ chiếm 13% (gần 11 triệu thẻ) nhưng doanh số thanh toán chiếm 52% tổng giao dịch thanh toán thẻ.

Trong khi đó, mạng lưới điểm chấp nhận thanh toán POS truyền thống sụt giảm 8% so với năm 2017. Điều này cho thấy, các ngân hàng và đơn vị thanh toán không còn tập trung phát triển các kênh thanh toán truyền thống, mà tập trung các kênh thanh toán mới như MPOS, QR và eCom.

Năm 2018 chứng kiến sự bùng nổ về số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán QR Code, với gần 58.000 điểm thanh toán, tăng trưởng 600% so với năm 2017. Tuy nhiên tổng giao dịch thanh toán qua hình thức QR chỉ 70 tỷ đồng, tức mỗi điểm chấp nhận thanh toán QR chỉ đạt 1,2 triệu đồng, tính ra chưa tới 100.000 đồng mỗi tháng.

Năm 2018 cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hình thức thanh toán MPOS, đã có 7 ngân hàng phát triển khai MPOS ra thị trường. Trong đó có các ngân hàng lớn như Vietinbank, Sacombank, BIDV, Vietcombank...

Trong năm 2019, hứa hẹn sự bùng nổ hơn nữa của thanh toán điện tử tại Việt Nam, khi hàng loạt công ty thanh toán huy động được hàng chục đến hàng trăm triệu USD từ các nhà đầu tư, đặc biệt chủ trương của Chính phủ cho phép liên kết tài khoản thanh toán với số điện thoại di động, giúp phổ cập hoá việc thanh toán không tiền mặt đến mọi người dân.

Văn Khương