Mỗi ngày uống 1 ly loại nước màu đỏ này giúp giải cảm, hỗ trợ tiêu hóa tiêu cực tốt
Loài nước này là bài thuốc dân gian hỗ trợ giải cảm, dị ứng, tiêu hóa nhưng nếu dùng sai, có thể gây hại cho cơ thể.
Với nhiều gia đình Việt, tía tô là loại rau gia vị luôn sẵn có trong bữa cơm hàng ngày. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau màu xanh mướt và mùi thơm đặc trưng, tía tô còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.

Theo Đông y, lá tía tô có vị cay nhẹ, tính ấm, vào các kinh phế, tỳ, tâm, có khả năng phát hãn, giải biểu, hành khí, hòa vị. Dân gian thường dùng nước sắc từ lá tía tô để trị cảm lạnh, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, thậm chí làm dịu dị ứng và cải thiện cơ địa dễ mẫn cảm.
1. Giải cảm hiệu quả từ sớm với nước tía tô nóng
Khi mới chớm cảm lạnh, ớn lạnh, sổ mũi, sốt nhẹ thì nước lá tía tô là “thần dược” giúp làm ấm cơ thể, thúc đẩy toát mồ hôi và đẩy khí lạnh ra ngoài.
Cách làm: Lấy 15–20g lá tía tô tươi, kết hợp với vài lát gừng, đun sôi 5–7 phút, uống khi còn ấm và đắp chăn để ra mồ hôi.
Tuy nhiên, không dùng với người bị cảm nhiệt – biểu hiện như sốt cao, khô miệng, khát nước vì dễ làm tình trạng nặng hơn.

2. Làm dịu dị ứng, nổi mề đay, ngứa da
Nhờ đặc tính thanh nhiệt, giải độc, tía tô giúp giảm ngứa, mẩn đỏ do dị ứng thực phẩm, thời tiết hoặc tiếp xúc chất kích ứng.
Cách dùng: Đun lá tía tô lấy nước uống hoặc rửa vùng da tổn thương, có thể kết hợp xông hơi nhẹ. Trẻ em, người có cơ địa nhạy cảm đều có thể dùng theo cách này.
3. Hỗ trợ tiêu hóa, giảm chướng bụng, đầy hơi
Nước tía tô giúp kiện tỳ, hành khí giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau ăn.
Cách dùng: Đun 10–15g lá tía tô với vài lát gừng, uống trước bữa ăn 30 phút, đều đặn 5–7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Lợi thì nhiều nhưng đừng quên 3 điều cần tránh khi dùng nước lá tía tô
Tuy lành tính và dễ sử dụng nhưng nước lá tía tô không nên lạm dụng hay sử dụng sai cách. Dưới đây là 3 lưu ý quan trọng để không gây phản tác dụng:
1. Không lạm dụng quá mức
Vì có tính ấm, nếu uống quá nhiều nước tía tô có thể gây nóng trong, nổi mụn, bứt rứt. Chỉ nên dùng tối đa 500ml/ngày, không kéo dài quá 10 ngày liên tục.
2. Không đun quá lâu khiến mất tinh dầu
Tinh dầu chính là thành phần quan trọng tạo nên tác dụng chữa bệnh của tía tô. Nếu đun quá lâu (quá 10 phút), tinh dầu sẽ bay hơi, làm giảm hiệu quả điều trị.

3. Không dùng trong trường hợp sốt cao, cảm nhiệt
Tía tô giúp trị cảm lạnh – khi cơ thể bị nhiễm khí lạnh. Với người bị sốt cao, môi đỏ, khô miệng, nước lá tía tô sẽ khiến cơ thể thêm “nhiệt” và dễ gây mất nước. Sử dụng tía tô đúng cách: Đơn giản nhưng không thể xem nhẹ.
Ngoài 3 điều cần tránh trên, người dùng cũng cần lưu ý một số nguyên tắc khác:
Không tự ý kết hợp khi đang dùng thuốc Tây: Tía tô có thể tương tác với một số thành phần thuốc. Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang điều trị bệnh lý mạn tính.
Dùng ngay sau khi hái hoặc bảo quản đúng cách: Lá tía tô tươi nên dùng trong ngày. Lá khô cần bảo quản nơi khô, tránh ánh nắng và độ ẩm cao.
Dù chỉ là một loại rau vườn nhà, tía tô lại mang trong mình tiềm năng chữa bệnh tự nhiên quý giá. Từ việc giải cảm, cải thiện tiêu hóa đến làm dịu các triệu chứng dị ứng, nước lá tía tô xứng đáng là “trợ thủ sức khỏe” trong tủ thuốc gia đình. Nhưng như mọi loại dược liệu, hiệu quả chỉ đến khi bạn biết sử dụng đúng liều lượng và đúng thời điểm.