Lý do khiến Tim Cook được Apple trả lương gấp 100 lần so với nhân viên bình thường

Cập nhật: 12:52 | 28/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Nếu Tim Cook đưa ra một quyết định chính xác, giá trị của Apple sẽ lập tức tăng lên 0,1%. Điều đó đồng nghĩa với việc ông ấy đã mang về thêm 750 triệu USD giá trị cho công ty.

Theo Quora, Asim Qureshi, CEO của Jibble.io cho biết trên thực tế, chỉ bằng việc đưa ra một quyết định được trong vòng 20 giây, một giám đốc điều hành có thể dễ dàng tăng gấp 1.000 lần giá trị của công ty so với đóng góp của một nhân viên bình thường trong vòng một năm.

Hãy lấy Tim Cook làm một ví dụ, giám đốc điều hành của Apple, công ty có vốn hóa thị trường 750 tỷ USD. Nếu ông ta đưa ra một quyết định chính xác, giá trị của Apple sẽ lập tức tăng lên 0,1%. Điều đó đồng nghĩa với việc ông ấy đã mang về thêm 750 triệu USD giá trị cho Apple.

Trong khi đó, đối với một nhân viên bình thường ngay cả khi họ đã đóng góp được khoảng 500 nghìn USD giá trị cho Apple mỗi năm, sẽ mất đến 1.500 năm để họ đuổi kịp Tim Cook.

4750-tim
Tim Cook - Giám đốc điều hành của Apple (Ảnh: Internet)

Theo James Mitchell, CEO và nhà sáng lập Strategic Blue nói rằng nếu đó là một công ty đã có chỗ đứng, có thị phần lớn và không có nguyện vọng đa dạng hóa hơn nữa, thì nhiệm vụ của các CEO là giữ cho công ty ổn định, vầ ngăn chặn các rủi ro liên quan điến giá trị của cổ đông. Trong trường hợp này, họ cũng không phải chịu nhiều áp lực về việc gia tăng giá trị. Vậy, công ty đó không cần một CEO được trả lương cực cao.

Mặt khác, đối với một công ty đang trong tình trạng hỗn loạn, hoạt động trong một thị trường cạnh tranh gay gắt và không ngừng đổi mới, thì việc tuyển chọn là vô cùng quan trọng. Họ cần một trong số ít những người hiếm hoi trên thế giới có kinh nghiệm và kỹ năng để xử lý tình trạng của công ty.

Lúc đó, giám đốc điều hành sẽ xứng đáng với mức lương khổng lồ, miễn là những vấn đề trên vẫn tồn tại. Và sau đó, giám đốc điều hành có thể trở thành người đảm bảo, bảo vệ cho công việc của nhân viên. Có thể nói, họ rất xứng đáng với số tiền được trả.

Bên cạnh đó, để việc so sánh đảm bảo tính chính xác nhất, bạn cần xét đến trình độ và mức lương của một nhân viên điển hình tại một công ty cụ thể. Ví dụ, nhân viên tại một ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs sẽ có mức lương cao gấp nhiều lần một người làm công thiếu kỹ năng tại một công ty bình thường. Có thể nói, bạn cần lưu ý đến tính chất của công ty và kỹ năng, nhiệm vụ của nhân viên trước khi trả lời câu hỏi.

Cuối cùng, như một thước đo để đưa ra đánh giá về việc “trả quá cao”, tỷ lệ trả lương của CEO so với lương của nhân viên thông thường về cơ bản vẫn tồn tại rất nhiều thiếu sót. Vì thông thường, người ta sẽ bỏ qua thực tế về các công ty thuê ngoài làm việc cho bên thứ ba.

Ví dụ, một công ty sử dụng nhân lực lao động phổ thông ở các nước đang phát triển. Chẳng hạn như việc phân phối lại các tàu cũ, thì có thể chỉ có một số nhân viên bán hàng được trả lương cao.

Lúc đó họ sẽ bất chấp giao việc gia công đóng tàu thực tế cho một công ty khác và sẽ bóc lột công nhân một cách ồ ạt, để giảm thiểu mức lương của người lao động. Lúc đó, lương của CEO so với người lao động có thể tăng lên, nhưng sự thật thì không phải như vậy.

Tóm lại, cũng có nhiều trường hợp CEO được trả lương hậu hĩnh, nhưng thông thường thì không hẳn là như vậy. Và việc sử dụng tỷ lệ giữa lương của CEO so với lương của nhân viên để đánh giá với mức lương của một CEO thường sẽ thiếu tính chính xác.

Xây dựng thói quen tài chính ngay khi bạn vừa... lĩnh lương

Theo CNN, mặc dù các kế hoạch lập ngân sách quản lý tài chính cá nhân có thể giúp bạn cải thiện tình hình tài ...

Tại sao có những người làm việc chăm chỉ mãi mà chẳng "khá" lên?

Việc đánh giá thăng chức, lên lương cho một nhân viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chăm chỉ chỉ là một yếu tố ...

Lời khuyên của một triệu phú tự thân: Hãy tự hỏi bản thân 4 câu

Sabatier cho rằng, học hỏi từ một người khác và áp dụng cho con đường tài chính của bản thân không phải là một ý ...

Lưu Lâm (Sưu tầm)

Tin liên quan