Lòng vòng đề án giãn dân phố cổ: Khu đô thị Việt Hưng "đói" hơi người

Cập nhật: 09:01 | 26/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sau hàng chục năm triển khai, việc giãn dân phố cổ Hà Nội vẫn giậm chân tại chỗ. Trong khi đó hàng nghìn căn nhà ngày càng xuống cấp, cuộc sống của người dân thêm khó khăn... Khu đô thị Việt Hưng dành cho việc tái định cư dân phố cổ cũng "bất động".

long vong de an gian dan pho co khu do thi viet hung doi hoi nguoi

Novaland đề xuất dự án xây dựng "khu phố Tây" tại quận 1

long vong de an gian dan pho co khu do thi viet hung doi hoi nguoi

Quy hoạch không gian biển: Những địa phương tiên phong

long vong de an gian dan pho co khu do thi viet hung doi hoi nguoi

Trà Vinh: Chi khẩn 35 tỷ thực hiện dự án di dân vùng sạt lở

TP. Hà Nội vừa giao quận Hoàn Kiếm phối hợp với các bên liên quan lựa chọn nhà đầu tư, hoàn thiện thủ tục để triển khai dự án dự xây dựng nhà ở giãn dân phố cổ (dự kiến thực hiện trong quý IV/2019).

Trước đó, UBND quận Hoàn Kiếm và Ban quản lý phố cổ đã rà soát, phân loại các trường hợp giãn dân trên địa bàn 10 phường (Đồng Xuân, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Cửa Đông, Hàng Mã, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông và Lý Thái Tổ). Việc rà soát này sẽ làm cơ sở để xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ, bồi thường với các trường hợp nằm trong diện giải phóng mặt bằng bắt buộc.

long vong de an gian dan pho co khu do thi viet hung doi hoi nguoi

Được biết, chủ trương giãn dân phố cổ được Hà Nội đặt ra từ 20 năm trước. Thành phố đã lên kết hoạch khởi công dự án từ năm 2002 với mục tiêu bước đầu di dời khoảng 7.000 dân tới Khu đô thị Việt Hưng. Tuy nhiên đến 2013, thành phố mới ban hành văn bản thực hiện chủ trương giãn dân phố cổ và số dân cần di dời gấp 10 lần mục tiêu ban đầu.

Tháng 01/2015, quận Hoàn Kiếm họp báo công bố sẽ khởi công khu nhà ở giãn dân và hoàn thành vào cuối năm 2017. Quận cũng lên kế hoạch di dời trong giai đoạn một của dự án với trên 500 hộ gồm: Người dân sống trong di tích (hơn 46 hộ); trong công sở (21 hộ); trường học (13 hộ).

Ngoài ra, gần 6.000 nhân khẩu đang sống trong các căn hộ có giá trị, giá trị đặc biệt, biển số nhà đông hộ, nhà nguy hiểm, chung cư sở hữu tư nhân cũng nằm trong kế hoạch giãn dân đợt một. Tuy nhiên đến nay khu nhà ở giãn dân chưa được khởi công.

Lý giải việc dự án chậm triển khai, HĐND thành phố cho rằng, dự án tổ chức di dời các hộ dân ra khỏi khu phố cổ bao gồm nhiều trường hợp chính sách khác nhau nên việc đưa ra các cơ chế còn chưa thống nhất. Bên cạnh đó, dự án xây dựng nhà ở giãn dân chưa có số liệu diện tích, giá bán; chưa có cơ chế quy đổi phù hợp để thông báo tới các hộ dân.

Khu phố cổ Hà Nội có diện tích khoảng 81 ha nằm trên địa bàn 10 phường thuộc quận Hoàn Kiếm, với tổng số dân khoảng 66.600 người tương ứng với mật độ 823 người/ha. Hà Nội dự kiến giảm mật độ xuống còn 500 người/ha, tương ứng phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với hơn 26.000 người.

Nhiều căn nhà xuống cấp nghiêm trọng

Về đề án giãn dân khu phố cổ, sau hàng chục năm triển khai, việc giãn dân phố cổ Hà Nội vẫn giậm chân tại chỗ. Trong khi đó hàng nghìn căn nhà ngày càng xuống cấp, cuộc sống của người dân thêm khó khăn...

long vong de an gian dan pho co khu do thi viet hung doi hoi nguoi
Mọi sinh hoạt của người dân khu phố cổ đều bất tiện do không gian sống nhỏ hẹp

Chị Thuý An - cô dâu về với phố cổ Hàng Bạc hơn 25 năm cho biết, chị từng bị “sốc” khi lần đầu tiên đến ra mắt gia đình chồng vì không gian sống nhỏ hẹp ở đây. Chị An chỉ vào “nhà” của bố mẹ chồng dưới nhà, gọi là “nhà” cho sang trọng nhưng thực tế 4 bức tường đều “hở đầu hở đuôi”, mái tôn tạm bợ. 2 bên cột nhà bằng gỗ từ xưa sau vụ cháy từ năm 2010 vẫn phải giữ nguyên trạng rồi sơn trát lên, một cột bị hỏng phải thay bằng sắt thép.

Không sung sướng gì hơn, chị Hường (người dân trên tầng 2 nhà 47 Hàng Bạc) cho biết, sau vụ hỏa hoạn, chiếc cầu thang gỗ làm lối lên nhà bị cháy hoàn toàn, chị phải xin lắp một chiếc cầu thang sắt thay thế. Đến nay, phần nhà cháy ở tầng 2 đã dỡ đi, chỉ còn trơ trọi căn nhà của chị.

Trước Tết năm nay, cơ quan chức năng mới cho lợp mái tôn, hàn vài cột kèo chống đổ sập nhà, người dân mới yên tâm hơn. Chị Thúy An cho biết thêm, nhà 47 Hàng Bạc trước đây có 20 khẩu, nay chỉ còn hơn 10 nhân khẩu. Lý do bởi người già mất đi, người trẻ thì có điều kiện, có cơ hội là mua ngay nhà bên ngoài để ở, họ sợ ở nơi nguy hiểm như thế này.

Ngay cả những người dân sống sát ngôi nhà 47 Hàng Bạc cũng bức xúc vì không thể sửa chữa gì. “Nhà chung tường chung vách, dựa vào nhau, mưa to dột cả sang nhà tôi. Thế nhưng không thể sửa chữa vì phải bảo tồn”, một người dân cho hay.

Cách đó không xa, sâu trong ngõ Phất Lộc (phường Hàng Buồm, Hoàn Kiếm) là căn nhà chưa đến 3m2 của một gia đình có 5 người. Một người nhà cho hay, nhà hẹp cả 2 chiều nên đi ngủ cả nhà chưa bao giờ duỗi thẳng được chân. Nếu muốn thì bắt buộc phải gác chân lên tủ lạnh, hoặc nằm kiểu nửa trong nhà, nửa ngoài sân. “Hương vị” phố cổ cũng rất đặc trưng, lúc trời nồm thì mùi ẩm mốc, trời nóng nực thì mùi nhà vệ sinh xộc ra…

Được biết, tại dự án này, đa số người dân ở khu phố cổ có nguyện vọng được chuyển đến nơi ở mới. Chị Thúy An cho biết, ngoài những người có mặt tiền kinh doanh, những người không làm ăn buôn bán thì chỉ mong sớm được ở “nhà ra nhà, sống ra sống”.

Khu đô thị Việt Hưng giờ ra sao?

Về phần Khu đô thị Việt Hưng, trước đó, 16 khối nhà cao tầng sẽ được xây dựng tại khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên - Hà Nội) để phục vụ cho việc di chuyển 1.530 hộ khỏi khu phố cổ Hà Nội.

Cụ thể, sáng 27/03/2015, UBND quận Hoàn Kiếm đã khởi công dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ giai đoạn 1 tại Khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên).

long vong de an gian dan pho co khu do thi viet hung doi hoi nguoi

Tại thời điểm đó, dự án giãn dân phố cổ giai đoạn 1 gồm bốn hạng mục chính: Nhà trẻ, hạ tầng kỹ thuật, trung tâm thương mại và các tòa nhà giãn dân được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 11 ha. Các hạng mục đều được thiết kế đồng bộ, nhằm đáp ứng tốt nhất điều kiện sinh hoạt, làm ăn của 1.530 hộ dân di dời trong giai đoạn đầu. Trong đó, nhà trẻ được đầu tư 20 tỷ đồng, hạ tầng kỹ thuật có mức đầu tư 50 tỷ đồng. 16 tòa nhà giãn dân được thiết kế có chiều cao trung bình từ 8 đến 9 tầng.

Tuy nhiên, không giống các chung cư cao tầng khác ở Hà Nội, những tòa nhà này được nghiên cứu thiết kế đặc biệt, mang một số nét đặc trưng của khu phố cổ. Mỗi khu nhà đều được xây theo kiểu có giếng trời ở giữa. Giếng trời chính là nơi kết nối cộng đồng, là nơi sinh hoạt chung. Mỗi căn hộ đều có hai mặt thoáng, một mặt nhìn ra ngoài, một mặt quay vào giếng trời.

Đáng chú ý, khu nhà phục vụ cho di dân phố cổ được thiết kế để các hộ dân có điều kiện mở cửa hàng cửa hiệu kinh doanh buôn bán. Sẽ có 517 ki-ốt để phục vụ nhu cầu buôn bán của bà con, bảo đảm 40% số hộ di dân có cửa hàng kinh doanh. Các ki-ốt sẽ ưu tiên cho hộ đang kinh doanh tại mặt đường hay trong ngõ tại khu phố cổ, các hộ có nhu cầu bức thiết về công ăn việc làm...

Dự kiến, khu nhà trẻ sẽ hoàn thành ngay trong năm 2015. Các hạng mục còn lại sẽ lần lượt hoàn thành trong năm 2017. Giai đoạn 2 của dự án sẽ tiến hành đến năm 2020, di dời 5.020 hộ dân.

Thế nhưng tới thời điểm hiện tại, Khu đô thị Việt Hưng mặc dù có khá nhiều tòa nhà thương mại, nhà tái định cư được xây dựng ở đây nhưng khu đô thị dành cho giãn dân phố cổ vẫn chưa được khởi công. Khu vực này đến nay vẫn là bãi đất hoang, cỏ dại mọc um tùm. Một nguyên lãnh đạo phường Việt Hưng cho biết, lô đất này trước đây của Tổng Công ty HUD sau đó bàn giao lại cho địa phương rồi chủ đầu tư. Sau đó làm lễ động thổ rình rang có các lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, chủ đầu tư đến nhưng từ đó đến nay không thấy động tĩnh gì.

Trả lời cử tri về việc chậm trễ trong thực hiện đề án giãn dân phố cổ, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, đề án xây dựng khu giãn dân bị chậm là do nhà đầu tư không có năng lực tài chính, dính đến sai phạm - lừa đảo, đã bị cơ quan pháp luật khởi tố. Ông Chung cũng khẳng định, thời gian qua thành phố chỉ đạo quyết liệt quận Hoàn Kiếm về vấn đề này. Hiện đã thông qua được phương án kiến trúc, đề án quy hoạch giai đoạn 1 của dự án di dân phố cổ tại quận Long Biên.

“Thành phố đang giao cho quận Hoàn Kiếm kêu gọi đầu tư vào dự án này theo tinh thần đặt hàng để xây dựng theo tiêu chí nhà thương mại. Đảm bảo tiêu chuẩn cao theo ý kiến của người dân”, ông Chung nói.

Lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, hiện quận đang trình thành phố phê duyệt lựa chọn nhà đầu tư xây dựng dự án, dự kiến triển khai Khu đô thị giãn dân Việt Hưng trong năm 2019.

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm