“Lổn nhổn” câu chuyện chung cư

Cập nhật: 11:10 | 30/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Câu chuyện văn hóa ứng xử tại chung cư từ lâu đã là một vấn đề được nhiều người quan tâm và bình luận với hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện…  

lon nhon cau chuyen chung cu 71 chung cư đang xảy ra tranh chấp
lon nhon cau chuyen chung cu Khi mạng xã hội “thêm dầu vào lửa“
lon nhon cau chuyen chung cu Tái diễn xung đột diện tích căn hộ: Nhập nhèm những con số

Theo thống kê, trên địa bàn 2 thành phố lớn, hiện Hà Nội có gần 700 chung cư trong khi con số này tại TP HCM là hơn 1.200 chung cư với hàng trăm nghìn hộ gia đình cùng hàng triệu người dân sinh sống. Điều này tạo nên một “quần thể sinh thái” với sự đa dạng, đan xen giữa văn hóa và lối sống nhiều vùng miền. Từ đây, những mâu thuẫn xuất phát từ một vài chuyện nhỏ nhặt bắt đầu phát sinh.

Điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp, đồng nhất lối sống đối với một chung cư văn minh, hiện đại.

lon nhon cau chuyen chung cu

Các vấn đề chính nếu không phải liên quan đến quỹ bảo trì hay ban quản lý thì thường là mâu thuẫn trong phương cách sinh hoạt cá nhân của một số hộ gia đình trong môi trường tập thể. Có thể kể như chuyện mâu thuẫn khi đi thang máy, một người bấn nhiều tầng, thang máy mở ra đóng vào khiến những người đi cùng khó chịu; mâu thuẫn về ý thức: nhổ bọt tùy tiện, vứt rác bữa bãi, xe cộ chắn lối đi, nói chuyện quá to, hát hò quá lớn, đánh cãi chửi nhau….

Thực tế, hiện tượng trên không chỉ diễn ra ở các chung cư bình dân, mà còn diễn ra ở nhiều chung cư cao cấp, những hình ảnh nhếch nhác cũng thường xuyên diễn ra… Chưa kể, nhiều người dân có thói quen coi khu vực sử dụng chung như nhà mình. Không ít người còn tỏ thái độ sừng cồ khi được nhân viên quản lý tòa nhà nhắc nhở về chuyện gây ồn ào hoặc mất vệ sinh chung.

Bên cạnh vấn đề về văn hóa sống, trong thời gian vừa qua, báo chí cũng ghi nhận hàng loạt tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư, ban quản lý tại nhiều chung cư. Thông thường, công luận có “thói quen” quy lỗi thuộc về các chủ đầu tư trong các vụ tranh chấp. Trong nhiều trường hợp, điều này là không sai khi nguyên nhân ban đầu là những khúc mắc chưa được giải quyết thỏa đáng, kịp thời.

Cùng với đó, có những vụ việc mà một nhóm nhỏ cư dân quyết “đấu tranh” tới cùng mà không hiểu rằng khi tranh chấp kéo dài thì bản thân cư dân cũng là người thiệt thòi khi căn hộ mất giá, không gian sống thiếu thanh bình…

Theo KTS. Nguyễn Hồng Thục, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư, sự khác biệt về phong cách sống, sự khác biệt tư duy nhận thức trong cùng một vấn đề giữa các chủ đầu tư, đơn vị quản lý và người dân chính là nguyên nhân dẫn đến những va chạm không thể tìm được tiếng nói chung. Lâu dài, những mâu thuẫn này trở thành những lùm xùm lớn.

Ghi nhận tại các khu chung cư như Hồ Gươm Plaza, Parkview Residences, 165 Thái Hà, Discovery Complex… có thể thấy rằng cách thức giải quyết mâu thuẫn của các chủ đầu tư vẫn chưa thực sự thấu tình đạt lý. Điều này dẫn đến sự kéo dài và âm ỉ của những tranh chấp.

Ngoài ra, theo bà Thục, tại các chung cư cao tầng cũng xảy ra một vấn đề có thể gọi là khủng hoảng môi trường sống. Trong đó, xuất hiện những sự va đập xã hội, va đập văn hóa khi người mua thuộc nhiều thành phần, làm ở nhiều công việc khác nhau với văn hóa sống và cách ứng xử khác nhau, chưa thích nghi ngay được lối sống quy củ tại các chung cư cao tầng tại Việt Nam.

Trong khi đó, ông Đặng Xuân Tâm, Tổng giám đốc HD Mon Real Estate cho rằng, triển khai một dự án chung cư không khó bởi các quy định pháp luật rất đầy đủ, nhưng vấn đề xây dựng văn hóa chung cư lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dù có chữ “chung”, nhưng mỗi người ở chung cư lại là cá thể độc lập, suy nghĩ độc lập.

"Thực tế, ngay khi về với nhau sẽ có những va vấp, sẽ có những thách thức giữa cả chủ đầu tư và cư dân, cũng có khiếu kiện, cũng có đấu tranh, nhưng khi cùng nghĩ về một hướng đó là văn hóa chung cư thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết thấu đáo, hợp tình hợp lý", ông Tâm nhấn mạnh và cho biết ngay chính dự án Mon City thời gian vừa qua cũng đối mặt với những vấn đề va vấp như vậy. Cũng có căng thẳng, cũng có bức xúc nhưng khi cách giải quyết được HD Mon đưa ra một cách hợp tình hợp lý thì đa phần người dân đã ủng hộ và hướng tới một không gian sống chuẩn mực mà mọi người đều hướng tới.

Đối với câu chuyện cụ thể tại Khu đô thị Mon City, khởi đầu từ khiếu nại của người dân về cách đo diện tích logia, một vấn đề chưa được quy định rõ ràng trong luật nhà ở, chủ đầu tư đã đưa ra phương án đo lại toàn bộ diện tích căn hộ theo phương án hài hòa với quyền lợi người dân và chấp thuận trả tiền đối với diện tích dôi ra sau khi đo theo phương án mới.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 732 chủ căn hộ đăng ký đo lại diện tích, chiếm khoảng hơn 80% tổng số căn hộ tại dự án. Đồng thời, chủ đầu tư cũng đã hoàn thành thanh toán tiền cho phần diện tích dôi dư của 568 căn hộ với số tiền trên 13 tỷ đồng.

Nói rộng hơn về những mâu thuẫn có nguy cơ xảy ra ở các chung cư, KTS. Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hiệp hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, cuộc sống chung cư là cuộc sống theo trục dọc, thay vì dàn trải theo bề ngang như cuộc sống làng xã. Vì vậy, văn hóa sống chung của mỗi người trong đó cũng cần thay đổi để thích nghi dần.

Có thể sẽ có những va chạm, những mâu thuẫn trong giai đoạn đầu sống chung. Tuy nhiên, nếu xác định được vị trí tích cực của mình đóng góp vào việc hình thành một cộng đồng nhân văn thì dần dẫn mỗi người sẽ đóng góp để tạo ra những thiết chế văn hóa như một thứ ‘hương ước” ở chung cư.

Hữu Dũng

Tin cũ hơn
Xem thêm