Liên danh trong đấu thầu là gì? Quy định về hình thức liên danh trong đấu thầu

Cập nhật: 15:17 | 17/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Quy định của pháp luật về liên danh trong đấu thầu. Liên danh trong đấu thầu là gì? Quy định về hình thức liên danh trong đấu thầu? 

lien danh trong dau thau la gi quy dinh ve hinh thuc lien danh trong dau thau

Lịch đấu giá 6 quyền sử dụng đất tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

lien danh trong dau thau la gi quy dinh ve hinh thuc lien danh trong dau thau

Lịch đấu giá khoản nợ xấu của Cty TNHH Bio MZ và Cty TNHH TMDV Vinh Em

lien danh trong dau thau la gi quy dinh ve hinh thuc lien danh trong dau thau

Trường hợp nào áp dụng đấu thầu hạn chế?

lien danh trong dau thau la gi quy dinh ve hinh thuc lien danh trong dau thau
Ảnh minh họa

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

- Căn cứ vào Luật đấu thầu năm 2013;

- Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa.

2. Nội dung phân tích:

Liên doanh là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Theo quy định tại Khoản 35 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013, nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Khoản 1 Điều 65 Luật đấu thầu năm 2013 quy định:

"1. Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung và nhà thầu được lựa chọn phải tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan".

Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT cũng quy định: Trường hợp là nhà thầu liên danh thì HSDT phải có chữ ký của đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên liên danh hoặc thành viên đại diện nhà thầu liên danh theo thỏa thuận liên danh. Để bảo đảm tất cả các thành viên của liên danh đều bị ràng buộc về pháp lý, văn bản thỏa thuận liên danh phải có chữ ký của các đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên trong liên danh.

Như vậy, trường hợp liên danh dự thầu thì các nhà thầu liên danh đều phải đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng. Theo quy định thì một thỏa thuận liên danh được coi là hợp lệ khi nội dung của thỏa thuận phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu( nếu có). Tuy nhiên, mục đích của việc phân chia là phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường…khi thực hiện gói thầu.

Khi tiến hành đấu thầu, việc làm hồ sơ dự thầu cũng như các thủ tục có thể do các thành viên liên danh làm hoặc có thể chỉ do một thành viên liên danh thực hiện tùy vào năng lực và thỏa thuận của mỗi bên nhưng phải thống nhất nội dung trong cùng một hồ sơ.

Trường hợp chỉ một bên trong quan hệ liên danh kí kết hợp đồng thì phải có văn bản ủy quyền của nhà thầu liên danh còn lại. Còn việc thi công công trình phải thực hiện theo sự phân công công việc đã thể hiện trong hồ sơ dự thầu.

Thanh Hằng