Lãi suất vẫn sẽ tăng do chênh lệch giữa tín dụng và huy động

Cập nhật: 13:45 | 19/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Trong tháng này nhiều ngân hàng như VietinBank, MB, Sacombank,… thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất, do chênh lệch tín dụng - huy động tăng.

Lãi suất vẫn sẽ tăng do chênh lệch giữa tín dụng và huy động (Ảnh minh họa)
Lãi suất vẫn sẽ tăng do chênh lệch giữa tín dụng và huy động (Ảnh minh họa)

Theo đó, VietinBank công bố triển khai chương trình ưu đãi cộng thêm lãi suất 0,5%/năm cho các khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ một tháng đến 24 tháng trên ứng dụng VietinBank iPay. Lãi suất cao nhất của ngân hàng hiện nay là 6,1%/năm tại kỳ hạn 12 tháng

Tại ACB, tại kỳ hạn 6 tháng, lãi suất ngân hàng tăng thêm 0,1 điểm % lên mức 5,8%/năm. Với số tiền gửi từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, lãi suất đang được quy định trong khoảng 4% - 6,55/năm với kỳ hạn 1-36 tháng.

Với khoản tiền trên 500 triệu đồng, ACB cũng điều chỉnh tăng thêm 0,1%/năm cho lãi suất tại kỳ hạn 6 tháng và giữ nguyên mức lãi ở các kỳ hạn còn lại.

Đáng chú ý, MB đều có sự tăng trưởng ở lãi suất các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng. Tại kỳ hạn 3 tháng lãi suất tiền gửi tăng nhẹ 0,2%/năm lên 3,8%. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng tăng lần lượt 0,43%/năm và 0,53%/năm lên 5,3% và 6,1% lần lượt tại hai kỳ hạn này trong tháng 9. Đáng chú ý, tại kỳ hạn 24 tháng, lãi suất tăng mạnh 0,95% từ 5,75% lên 6,8%/năm.

Tại Sacombank, lãi suât cũng tăng lên 0,2%/năm ở các kỳ hạn 5 tháng, 12 tháng và 24 tháng với lãi suất lần lượt là 5,4%/năm, 6%/năm và 6,4%/năm.

Đặc biệt, ABBank có lãi suất cao lên 8,8%/năm tại kỳ hạn 13 tháng, tăng 0,5%/năm so với tháng trước đó. Đây là mức lãi suất tham chiếu cho các khoản vay tại ngân hàng. Tại kỳ hạn 6 tháng lãi suất tiền gửi cũng tăng 0,2% lên 6,4%, lãi suất tiền gửi cũng tăng 0,7%/năm lên 6,7% tại kỳ hạn 24 tháng.

Một số ngân hàng có mức lãi suất vượt mức 7%/năm như CBBank ở mức 7,5%/năm tại kỳ hạn 13-60 tháng, DongA Bank với mức lãi là 7,4%/năm tại kỳ hạn 13 tháng (tăng 0,3 điểm % so với tháng trước. SCB và KienLongbank cũng có mức lãi suất cao nhất là 7,3%/năm áp dụng với mọi khoản tiền gửi.

Theo các chuyên gia, mặt bằng chung lãi suất dự báo vẫn sẽ tăng từ nay đến cuối năm do áp lực tỷ giá đến thanh khoản và thị trường 2 và chênh lệch tín dụng - huy động tăng lên mức báo động. Chênh lệch tăng trưởng tín dụng - huy động cần được quan sát rất kỹ để tránh để xảy ra cuộc đua về lãi suất huy động.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tín dụng sẽ tăng trưởng chậm lại những tháng cuối năm

Với mức tăng trưởng 14%, ước tính chỉ còn 500 nghìn tỷ đồng sẽ được giải ngân vào nửa cuối năm 2022. Như vậy, tín ...

Phó Thống đốc NHNN: Vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14%, nới thêm sẽ ảnh hưởng thanh khoản hệ thống

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết, nếu nâng tăng trưởng tín dụng thêm vài %, nguy cơ rất ...

MSB được chấp thuận phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn

MSB thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 30%. Theo Chứng khoán ...

Thu Thủy