Kiến thức cơ bản về tài chính mà bạn nên biết (Phần 2): Bản chất và chức năng của tài chính

Cập nhật: 08:54 | 28/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm và sự ra đời của tài chính. Ở phần này, tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu tiếp theo về bản chất và chức năng của tài chính.

Bản chất của tài chính là gì?

Xét về bản chất, tài chính được hiểu là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị. Thông qua đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng các chủ thể trong nền kinh tế.

Nhìn bề ngoài, tài chính có vẻ giống như các quỹ tiền tệ của những chủ thể trong xã hội. Nhưng tài chính không phải là tiền tệ. Tiền tệ về bản chất là đóng vai trò vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa với các chức năng vốn có của nó: phương tiện để đo lường giá trị hàng hóa, phương tiện trao đổi (gồm phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán) và phương tiện tích lũy.

Kiến thức cơ bản về tài chính mà bạn nên biết (Phần 2): Bản chất và chức năng của tài chính

Tài chính được hiểu là sự vận động tương đối của tiền tệ thực hiện chức năng của mình, nhằm mục đích tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.

Bản chất của tài chính được thể hiện chi tiết thông qua các quan hệ kinh tế cơ bản trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị như sau:

Quan hệ giữa nhà nước với cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư.

Quan hệ giữa tổ chức tài chính trung gian với các cơ quan, tổ chức kinh tế phi tài chính, dân cư.

Quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư với nhau và các quan hệ kinh tế trong nội bộ các chủ thể đó.

Quan hệ giữa các quốc gia với nhau trên thế giới…

Các chức năng của tài chính

Tài chính được xem là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định đến sự phát triển của các chủ thể trong nền kinh tế. Vậy chức năng của tài chính là gì? Tại sao nó lại đảm nhiệm vai trò quan trọng như vậy? Câu trả lời được thể hiện qua 3 chức năng cơ bản của tài chính, cụ thể:

Chức năng huy động

Đây là chức năng tạo lập nguồn tài chính thông qua việc huy động vốn, từ đó cho thấy khả năng tổ chức, khai thác nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế. Để việc huy động vốn đem lại hiệu quả cao nhất cần phải phải tuân theo cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu.

Chức năng phân phối

Chức năng phân phối qua tài chính là việc phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị. Thông qua chức năng này, những quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung được hình thành và sử dụng với các mục đích nhất định.

Phân phối thông qua tài chính bao gồm cả quá trình phân phối lần đầu (sự phân phối tổng sản phẩm xã hội cho các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất vật chất và dịch vụ) và quá trình phân phối lại (quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ đã được hình thành trong quá trình phân phối lần đầu ra phạm vi rộng hơn).

Chức năng giám sát

Chức năng giám sát tài chính là nói đến khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Chức năng này đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức kiểm tra quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Khả năng đó được biểu hiện ngay trong quá trình thực hiện chức năng phân phối tài chính. Cụ thể, người ta có thể tiến hành kiểm tra về mục đích, quy mô và hiệu quả của quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Khác với chức năng giám sát tài chính, công tác kiểm tra tài chính là các hoạt động chủ quan của con người trong việc kiểm tra quá trình phân phối nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Hệ thống tài chính gồm những gì?

Hệ thống tài chính là một mạng lưới - nơi diễn ra các hoạt động giao dịch hay mua bán các công cụ tài chính khác nhau. Những thành phần của hệ thống tài chính bao gồm:

Tài chính công

Tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công, tức là tổng hợp mọi hoạt động thu chi dùng tiền của Nhà nước. Mục đích nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội.

Tài chính doanh nghiệp

Là hệ thống phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính, tiền tệ của doanh nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của minh.

Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ gia tăng thu nhập và lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên sử dụng công cụ này cần phải được tính toán cẩn thận để đảm bảo ổn định tài chính của doanh nghiệp, tránh rủi ro.

Trong tài chính doanh nghiệp bắt buộc phải có báo cáo tài chính nhằm cung cấp mọi thông tin về hoạt động kinh doanh và sự luân chuyển dòng tiền của doanh nghiệp. Việc lập báo cáo tài chính do kế toán thu thập và kiểm tra dữ liệu, lập ra bản báo cáo tài chính hoàn thiện. Thời gian báo cáo phải tuân theo những quy định do Nhà nước ban hành.

Thị trường tài chính

Thị trường tài chính là thị trường mà tại đó các chủ thể có thể trao đổi sản phẩm chứng khoán, hàng hóa, dịch vụ hoặc là những món đồ có giá trị. Hiểu một cách đơn giản, thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại công cụ thanh toán và công cụ tài chính.

Tài chính quốc tế

Tài chính quốc tế phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau nhau và giữa các tổ chức tài chính quốc tế với các quốc gia thành viên khi trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ và dịch chuyển dòng vốn.

Ngoài ra, trong hệ thống tài chính còn có tài chính cá nhân và hộ gia đình, tài chính của các tổ chức trung gian (tín dụng và bảo hiểm).

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Kiến thức cơ bản về tài chính mà bạn nên biết (Phần 1): Khái niệm và sự ra đời của tài chính

Tài chính là một cụm từ quen thuộc đối với những người quan tâm tới lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, nếu không phải là ...

Tìm hiểu về lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

Trong giao dịch tín dụng có liên quan đến việc tính lãi suất như vay vốn, gửi tiền tiết kiệm…khách hàng sẽ thường được nghe ...

Tìm hiểu về vùng hỗ trợ và vùng kháng cự, cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần hiểu về các thuật ngữ quan trọng, kỹ năng phân tích để có ...

Diệp Quỳnh