Kiến thức cơ bản về tài chính mà bạn nên biết (Phần 1): Khái niệm và sự ra đời của tài chính

Cập nhật: 14:50 | 26/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Tài chính là một cụm từ quen thuộc đối với những người quan tâm tới lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, nếu không phải là chuyên gia kinh tế nghiên cứu chuyên sâu, mọi người thường hiểu đơn giản tài chính là tiền. Vậy tài chính là gì? Liệu tài chính có phải là tiền hay không? Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ về nội dung trên.

Tài chính là gì?

Tài chính gồm các quỹ tiền tệ do Nhà nước hình thành nhằm mục đích thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Đây là cách hiểu trực quan về tài chính. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ giữa tài chính và tiền tệ.

Tài chính không phải là tiền tệ nhưng các quỹ tiền tệ do Nhà nước hình thành chính là những biểu hiện giá trị bên ngoài của tài chính. Hay nói cách khác, tài chính tồn tại thực trong đời sống kinh tế – xã hội thông qua biểu hiện về mặt vật chất là các quỹ tiền tệ.

Kiến thức cơ bản về tài chính mà bạn nên biết (Phần 1): Khái niệm và sự ra đời của tài chính
Hình minh họa - nguồn internet

Một khái niệm khác về tài chính được đưa ra là: Tài chính là tổng hợp các quan hệ kinh tế, được hình thành trong quá trình thành lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định được hình thành bởi Nhà nước, nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Đây là cách hiểu trừu tượng về khái niệm tài chính. Khái niệm này được đưa ra xuất phát từ bản chất bên trong của tài chính – vốn là các quan hệ phân phối bao gồm phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân – kết quả của các hoạt động kinh tế.

Qua những phân tích trên, có thể hiểu tài chính như sau: Tài chính được biểu hiện bởi sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ có chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập, phân phối hay sử dụng các quỹ tiền tệ. Tài chính thể hiện những mối quan hệ kinh tế tồn tại trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập, sử dụng những quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng những nhu cầu của các chủ thể trong đời sống xã hội.

Sự ra đời của tài chính

Vai trò của tài chính trong nền kinh tế quốc dân là vô cùng quan trọng. Vậy tài chính xuất hiện từ bao giờ? Những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của tài chính? Sau đây là 2 lý do cơ bản dẫn đến sự ra đời của tài chính.

Sự ra đời do sản xuất hàng hóa và tiền tệ

Thời kỳ công xã nguyên thủy tan rã, xã hội bắt đầu có sự phân công lao động, Sự chiếm hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động manh nha. Từ đó dẫn đến việc ra đời của nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ xuất hiện như một tất yếu khách quan.

Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ đóng vai trò quan trọng với tư cách là môi giới trung gian giúp việc trao đổi hàng hóa được tiến hành một cách dễ dàng hơn. Từ đó, tiền tệ được sử dụng với các chức năng phương tiện trao đổi và phương tiện tích lũy trong trao đổi, mua bán hàng hóa, qua đó hình thành nên các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế, nhằm mục đích tiêu dùng và đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.

Các quỹ tiền tệ này được tạo lập và sử dụng bởi các chủ thể trong nền kinh tế xã hội. Chính nhờ vào các quan hệ kinh tế đó đã làm nảy sinh phạm trù tài chính.

Sự ra đời do sự xuất hiện của nhà nước

Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, khi xã hội có sự chiếm hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, thì làm nảy sinh sự phân chia giai cấp và đồng thời làm xuất hiện nhà nước. Nhà nước ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng phạm vi hoạt động của tài chính.

Mặt khác, nhà nước đã tạo lập quỹ ngân sách nhà nước nhằm duy trì hoạt động của mình thông qua quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị và hình thành nên lĩnh vực tài chính nhà nước. Như vậy, bên cạnh những tiền đề quyết định làm nảy sinh phạm trù tài chính là sản xuất hàng hóa và tiền tệ, sự ra đời của nhà nước làm cho hoạt động tài chính phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.

Các mối quan hệ trong tài chính

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, tài chính còn thiết lập nên những mối quan hệ gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Đây là các quan hệ kinh tế chủ yếu, bao gồm:

Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước

Trong mối quan hệ này, Nhà nước giữ vai trò cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần cho doanh nghiệp hoạt động (đối với các doanh nghiệp nhà nước) theo những nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh và phân chia lợi nhuận. Đồng thời, mối quan hệ tài chính này cũng phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách Nhà nước theo quy định.

Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính

Mối quan hệ này thể hiện trong việc tài trợ các nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Đối với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngắn hạn khi xét duyệt đủ điều kiện sẽ nhận được các khoản vay từ phía ngân hàng với cam kết doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và nộp đủ tiền lãi khi đến hạn.

Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian khác, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn thông qua cách phát hành chứng khoán. Ngược lại, các doanh nghiệp phải trả đủ mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố định hoặc xét theo khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua thị trường tài chính, các doanh nghiệp có khoản tiền nhàn rỗi cũng có thể đầu tư bằng cách kí gửi vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu tư vào chứng khoán.

Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác

Trong nền kinh tế quốc dân hiện nay, tài chính còn thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động,..

Để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn để mua sắm vật tư, trang thiết bị, trả lương cho người lao động, chi trả các khoản phí dịch vụ.

Đồng thời, thông qua việc khảo sát thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu thị trường về các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Từ đó, làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch phát triển, tiếp thị… nhằm đảm bảo cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa mãn thị yếu của khách hàng.

Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Mối quan hệ này được thể hiện cụ thể thông qua việc:

Chi trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên, người lao động và thực hiện các khoản tiền thưởng, tiền phạt kèm theo; Thanh toán tài chính giữa các bộ phận trong doanh nghiệp; Phân phối lợi nhuận nhận được sau thuế của doanh nghiệp; Phân chia lợi tức cho các cổ đông; Hình thành các quỹ của doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ bài viết, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm và sự ra đời của tài chính. Ở phần tiếp theo, tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu tiếp theo về bản chất và chức năng của tài chính.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu hệ số Beta, ý nghĩa của hệ số Beta trong chứng khoán

Thị trường chứng khoán luôn được đánh giá là kênh đầu tư lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Chính vì ...

Hệ số DTI là gì? Ý nghĩa của hệ số DTI

Hệ số DTI là thuật ngữ khá phổ biến và được sử dụng thường xuyên trong các lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các ...

Downtrend và những điều nhà đầu tư cần biết về downtrend

Trong mỗi giai đoạn biến động của thị trường chứng khoán, hẳn nhà đầu tư đã nghe thấy khái niệm downtrend không dưới một lần. ...

Đại Dương