Kiểm soát sở hữu chéo ở các tổ chức tín dụng cần giải pháp nào?

Cập nhật: 10:00 | 23/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hãy công khai, minh bạch thông tin và có chế tài xử lý thật nặng nếu vi phạm, đó là yếu tố cốt lõi để kiểm soát sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng.

kiem soat so huu cheo o cac to chuc tin dung can giai phap nao

Chính phủ yêu cầu kiểm soát, ngăn ngừa sở hữu chéo và thao túng hoạt động TCTD

kiem soat so huu cheo o cac to chuc tin dung can giai phap nao

Tái cơ cấu ngân hàng: Đích ngắm là dứt điểm sở hữu chéo

kiem soat so huu cheo o cac to chuc tin dung can giai phap nao

Sở hữu chéo ngân hàng chưa dễ xóa bỏ

Nhìn nhận tình trạng sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng qua hàng loạt đại án ngân hàng, chuyên gia tài chính kinh tế - TS Trịnh Đoàn Tuấn Linh chia sẻ quan điểm, bản chất sở hữu chéo không xấu, tùy vào ý định của những người làm ăn lành mạnh hay không lành mạnh.

Ở nước ngoài, một ngân hàng có tiềm lực, huy động vốn nhiều quá thì họ có thể sử dụng vốn của mình để cho vay hoặc đầu tư. Việc mua cổ phiếu của một ngân hàng khác cũng là một cách đầu tư.

"Khi một ngân hàng sở hữu quá nhiều cổ phiếu của một ngân hàng khác thì họ nắm quyền điều hành ngân hàng đó, nhưng ở Việt Nam không đơn giản như vậy. Có những người chủ đồng làm điều đó, lợi dụng điều đó để phục vụ cho ý đồ thiếu lành mạnh của mình", TS Trịnh Đoàn Tuấn Linh nói.

Ông Linh nhận định, nhiều đại án ngân hàng xảy ra thời gian qua có một phần nguyên nhân của sở hữu chéo, nhưng đó không phải là nguyên nhân chính. Lý do quan trọng dẫn đến các đại án chính là động cơ của các cá nhân, tổ chức khi làm ngân hàng. "Khi kinh doanh họ đã có ý đồ gian dối, làm bậy ngay từ đầu", ông cho biết.

Bởi thế, nói về quyết tâm dọn dẹp sở hữu chéo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua những biện pháp mà NHNN đưa ra thời gian qua, TS Trịnh Đoàn Tuấn Linh đánh giá chúng có hiệu quả. Những người làm ăn chân chính thực hiện nghiêm túc các quy định này, nhưng với những cá nhân, tổ chức có ý đồ không lành mạnh ngay từ đầu thì vẫn có cách lách.

kiem soat so huu cheo o cac to chuc tin dung can giai phap nao
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, mấu chốt cuối cùng, theo ông, các tổ chức tín dụng phải công khai, minh bạch thông tin, Chính phủ cho phép phá sản ngân hàng thì mọi thứ sẽ rõ ràng. Khi ấy, ngân hàng nào yếu kém, người dân gửi tiền vào ngân hàng sẽ thấy rủi ro chỗ nào; việc cá nhân/tổ chức nào đó hình thành sở hữu chéo..., tất cả đều sẽ bộc lộ ra hết.

Thừa nhận sự phức tạp, nhiều tầng lớp che đậy của sở hữu chéo khiến tình trạng này không dễ xử lý, song một chuyên gia tài chính-ngân hàng khác cũng ghi nhận những nỗ lực của NHNN, Chính phủ nhằm xử lý tình trạng sở hữu chéo.

Trong đó, phải kể đến Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó đã bổ sung các quy định nhằm xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, hạn chế, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành để phục vụ cho các lợi ích liên quan; Thông tư 46/2018/TT-NHNN quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác...

Vị chuyên gia này cũng đặc biệt lưu ý đến việc công khai, minh bạch để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Ở Việt Nam có tình trạng một người thông qua một đối tác “bù nhìn” để đại diện phần vốn ở ngân hàng mà không bị phát hiện trong thời gian dài. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tình trạng sở hữu chéo có thể nhận thấy được từ báo cáo của các ngân hàng và có các chế tài rất nặng để xử phạt.

Vì lẽ đó, vị chuyên gia đề nghị phải bắt đầu từ yêu cầu công khai, minh bạch của các cổ đông, giám sát tính chân thực của việc công khai, minh bạch đó và có chế tài xử lý thật nặng nếu vi phạm, có như vậy mới truy được tận gốc mối quan hệ chằng chịt giữa các cổ đông.

"Phải chỉ đích danh là ai sở hữu ai, sở hữu bao nhiêu để cùng giám sát, đánh giá và hình dung được bức tranh chân thực về sở hữu chéo", ông nhấn mạnh.

Còn theo tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu chuyên gia Tài chính – Ngân hàng, tại Việt Nam, sở hữu chéo trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng là rất phức tạp. Trong đó, có tình trạng một người thông qua một đối tác “bù nhìn” để đại diện phần vốn ở ngân hàng mà không bị phát hiện trong thời gian dài. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tình trạng sở hữu chéo có thể nhận thấy được từ báo cáo của các ngân hàng và có các chế tài rất nặng để xử phạt”.

Để giải quyết tình trạng này, theo ông Hiếu, cần truy tận gốc mối quan hệ sở hữu nhằng nhịt giữa các cổ đông, điều này phải bắt đầu từ yêu cầu công khai, minh bạch của các cổ đông, giám sát tính chân thực của việc công khai, minh bạch đó và có chế tài xử lý thật nặng nếu vi phạm.

“Đây là điều phải làm để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, từ đó mới thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ hiện nay”, ông Hiếu nói.

Tại Báo cáo vừa được gửi đến Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết, các tổ chức tín dụng đã cơ bản xử lý, khắc phục được một số vi phạm sở hữu cổ phần, sở hữu chéo. Cụ thể, số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau về cơ bản đến thời điểm cuối tháng 12/2018 đã khắc phục được hết.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã cơ bản xử lý, khắc phục được một số vi phạm sở hữu cổ phần, sở hữu chéo.

Cụ thể, số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau về cơ bản đến thời điểm cuối tháng 12/2018 đã khắc phục được hết (năm 2012: 7 cặp).

Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp giảm, đến tháng 12/2018 còn lại 1 ngân hàng TMCP với 1 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau (tại thời điểm tháng 6/2012 có 56 cặp).

Cặp này là Ngân hàng TMCP Á Châu và Công ty CP Bất động sản Hòa Phát – Á Châu (tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng TMCP Á Châu tại Công ty CP Bất động sản Hòa Phát – Á Châu là 2,86% và ngược lại là 0,046%).

Anh Khang T/h