Kiểm định tính hiệu quả của chiến lược giao dịch theo Tín hiệu phân kỳ với RSI

Cập nhật: 18:02 | 26/03/2022 Theo dõi KTCK trên

Thuật ngữ phân kỳ chắc hẳn không còn xa lạ đối với nhà đầu tư có hiểu biết về phân tích kỹ thuật. Phân kỳ được định nghĩa là hiện tượng giá cổ phiếu và chỉ báo kỹ thuật không dịch chuyển cùng hướng.

Phân kỳ dương là hiện tượng giá giảm tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, tuy nhiên chỉ báo lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Ngược lại, phân kỳ âm là hiện tượng giá tăng tạo đỉnh saua cao hơn đỉnh trước, tuy nhiên chỉ báo lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Phân kỳ hàm ý xu hướng hiện tại đang dần suy yếu, do đó tiềm ẩn khả năng đảo chiều xu hướng.

5758-phan-ky
Hình minh họa

Để kiểm định tính hiệu quả của tín hiệu phân kỳ RSI, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp hơn 600 điểm xuất hiện hiện tượng phân kỳ RSI của nhóm cổ phiếu trong VN30 (loại bỏ ROS) trong khoảng thời gian từ 2010 – 2020.

5826-tin-hieu-phan-ky
Phần trăm tăng giá bình quân sau khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ dương

Quan sát từ bảng tổng hợp trên, chúng ta nhận thấy việc giao dịch đảo chiều với phân kỳ dương tỏ ra kém hiệu quả nhất tại năm 2013 và 2017 - những năm có xu hướng tăng giá vượt trội (giá đảo chiều chỉ tăng trung bình lần lượt 1.4% và 2.8%). Cụ thể là, sau xu hướng giảm giá dài hạn kéo dài 3 năm (từ năm 2010 – 2012), năm 2013 đã chứng kiến VN-Index bật tăng ~22% trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu khả quan: lạm phát dần ổn định, mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm, dòng vốn FDI tăng mạnh (+52% so với 2012),… Năm 2017 thậm chí còn ấn tượng hơn nữa khi VN-Index tăng trưởng tới 48%. Với những giai đoạn tăng giá mạnh mẽ như 2013 và 2017 thì sự điều chỉnh của thị trường là rất ngắn, do đó chúng ta có thể thấy tín hiệu phân kỳ dương không có nhiều “đất diễn”.

Ngược lại, chỉ báo này hoạt động tương đối hiệu quả trong những thị trường giá xuống, điển hình những năm 2010 và 2018. Đây là những năm mà thị trường có nhiều nhịp điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận từ việc khai thác tín hiệu phân kỳ.

5843-tin-hieu-phan-ky-2
Phần trăm giảm giá bình quân sau khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ âm

Đối với hiện tượng phân kỳ âm (hình 2), chúng tôi nhận thấy tín hiệu này hiệu quả nhất ở những năm 2012 và 2015 – những giai đoạn có những sóng tăng/giảm đan xen nhau sau nhịp điều chỉnh mạnh. Sự biến động thị trường trong những năm này tạo điều kiện thuận lợi để giao dịch đảo chiều với tín hiệu phân kỳ. Ngược lại, chúng tôi nhận thấy, % giảm bình quân được ghi nhận thấp nhất, do đó, kém hiệu quả nhất ở những năm 2017, 2019 và 2020. Cụ thể, phần lớn thời gian giao dịch trong năm 2019, VN-Index sideway trong biên độ hẹp quanh mốc 970 điểm, do đó sự đảo chiều từ tín hiệu phân kỳ âm chưa thực sự rõ ràng. Còn đối với 2017 và 2020, đây là những năm xuất hiện những “cơn sóng thần”. Xu hướng tăng giá mạnh mẽ của thị trường luôn đi kèm với lực cầu bắt đáy luôn chực chờ mỗi khi thị trường điều chỉnh. Do đó, khi hiện tượng phân kỳ âm xuất hiện, giá chỉ giảm trung bình ~2.8%– một mức rất khiêm tốn. Để hiểu hơn về điều này, nhà đầu tư có thể tham chiếu đến đồ thị kỹ thuật của CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (mã: GIL). Theo đó, mặc dù hiện tượng phân kỳ âm liên tục xuất hiện (lên tới 6 lần), GIL vẫn ngược dòng dệt may, tăng giá mạnh mẽ với tỷ lệ ~ 150% từ thời điểm đầu tháng 8/2020 đến nay. Lý giải cho sự bứt phá của GIL phải kể đến kết quả kinh doanh tích cực bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, cùng với đó là kỳ vọng về lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp. Do đó, chúng tôi cho rằng, nếu máy móc sử dụng tín hiệu phân kỳ âm để thoát vị thế trong bối cảnh thị trường chung và cổ phiếu đang có đà tăng giá mạnh mẽ, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ những cơ hội tuyệt vời. Trong cuốn sách “The New Trading for a Living”, Tiến sĩ Alexander Elder cũng nhấn mạnh: “Trong những lần hiếm hoi khi hiện tượng phân kỳ âm bị thất bại, tôi chuyển sang MUA”. Ông nêu quan điểm thị trường từ chối tín hiệu cho thấy có điều gì đó đang thay đổi một cách cơ bản phía sau vẻ bề ngoài. Đó là thời điểm tốt để bắt đầu hòa nhịp vào một xu hướng mới mạnh mẽ.

0006-tin-hieu-phan-ky-3

Phân kỳ RSI là một trong những kỹ thuật giao dịch phổ biến và tương đối hiệu quả trong các giao dịch ngắn hạn. Sử dụng hợp lý nhà đầu tư có thể tối ưu hóa lợi nhuận và tận dụng được sức mạnh của “kỳ quan thứ 8” - lãi kép. Tuy nhiên, chúng tôi có một số lưu ý:

• Tín hiệu phân kỳ không hiệu quả trong thị trường đang có xu hướng mạnh (bất kể tăng hoặc giảm), hay nói cách khác, nhà đầu tư không nên “bơi ngược dòng”.

• Tín hiệu phân kỳ hiệu quả nhất ở thị trường có sự điều chỉnh mạnh, sau đó có sự sideway biên độ không quá hẹp.

• Với những nhà đầu tư theo trường phái buy-and-hold, việc giao dịch năng động theo tín hiệu đảo chiều phân kỳ là không cần thiết do những nhịp điều chỉnh chỉ mang tính tạm thời, cổ phiếu có triển vọng tốt sẽ nhanh chóng lấy lại đà tăng và hướng đến những đỉnh cao mới.

Những yếu tố chi phối tâm lý nhà đầu tư

Thanh khoản không đủ lớn và nhiều diễn biến vĩ mô bất lợi dường như đang chi phối mạnh lên tâm lý của các nhà ...

Kỹ năng giao dịch cổ phiếu với mô hình nến xuyên Piercing Line

Mô hình nến xuyên Piercing Line là một mô hình đảo chiều tăng giá nến hai ngày đánh dấu sự đảo chiều tiềm năng trong ...

8 nguyên tắc cơ bản giúp bạn chiến thắng trên thị trường chứng khoán

Không có nguyên tắc nào giúp bạn chiến thắng 100% trong thị trường chứng khoán, nhưng nếu chọn lựa cho mình những nguyên tắc phù ...

Trang Nhi (t/h)