Khống chế lãi vay 20% khiến nhiều ‘ông lớn’ lo lắng

Cập nhật: 10:31 | 28/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Nghị định 20 quy định, trần lãi vay được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần của kỳ nộp thuế.

khong che lai vay 20 khien nhieu ong lon lo lang DHB báo lỗ thêm 266 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2018
khong che lai vay 20 khien nhieu ong lon lo lang TP. HCM sẽ hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
khong che lai vay 20 khien nhieu ong lon lo lang Vốn tín dụng chịu áp lực rủi ro từ thiên tai

Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, tỉ lệ khống chế 20% lãi vay trên lợi nhuận thuần là hoàn toàn hợp lý, phù hợp thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, với điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta cần xem xét lại.

Thực tế, trong giao dịch liên kết có hai phần. Một là quản trị, sẽ không liên quan đến tránh thuế. Hai là, giao dịch liên kết có khác biệt về thuế suất, thuế TNDN.

khong che lai vay 20 khien nhieu ong lon lo lang
Ảnh minh họa

Trong khi đó, ở Việt Nam, có nhiều tập đoàn, tổng công ty có cùng một thuế suất thu nhập doanh nghiệp, khả năng chuyển giá gần như không có.

Liên quan đến vấn đề này, các đại diện của nhiều tập đoàn… cũng bày tỏ lo lắng các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ con sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Mục tiêu của Nghị định 20 là chống thất thu thuế ở Việt Nam do tác động của chuyển giá giữa các quốc gia nhưng trên thực tế Nghị định lại có ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các tập đoàn hoạt động theo mô hình mẹ con. Những doanh nghiệp theo mô hình này không thể trực tiếp vay vốn từ ngân hàng được mà sẽ thông qua công ty mẹ của tập đoàn, do đó chi phí lãi vay của công ty tập đoàn sẽ rất lớn.

Việc khống chế chi phí lãi vay ở mức 20% sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, bởi nhiều chi phí lãi vay sẽ không được trừ cho mục đích thuế.

Theo quy định, mức khống chế lãi vay phải từ 10 - 30%, Chính phủ đã chọn mức trung bình 20%, trên cơ sở khảo sát 12.000 tập đoàn. Về việc vay giữa các bên liên kết và vay với các bên độc lập đều phải xử lý như nhau.

Trong khi đó, thông lệ quy định quốc tế có khuyến nghị việc khống chế lãi vay cần cân nhắc đến yếu tố như doanh nghiệp cần tái cơ cấu vốn hay chỉ hạn chế lãi vay sau khi trừ đi thu nhập từ hoạt động tài chính. Tuy nhiên, chính sách này của Việt Nam lại không tính đến các khuyến nghị của quốc tế.

Hoài Dương