Kết quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng 9 tháng đầu năm 2019 như thế nào?

Cập nhật: 12:07 | 26/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tính đến cuối quí III, có 4 ngân hàng đang hơn mạng lưới hoạt động trên 1.000 điểm giao dịch. Trong đó, Agribank và LienVietPostBank đang là hai ngân hàng có nhiều chi nhánh và phòng giao dịch nhất.

ket qua hoat dong kinh doanh cac ngan hang 9 thang dau nam 2019 nhu the nao

Kết quả hoạt động toàn hệ thống ngân hàng quý III/2019

ket qua hoat dong kinh doanh cac ngan hang 9 thang dau nam 2019 nhu the nao

VIB báo lãi trước thuế trong 10 tháng đạt 1.956 tỉ đồng

Top các ngân hàng lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của các doanh nghiệp đang sôi động hơn bao giờ hết, và các ngân hàng cũng không là ngoại lệ. Thống kê cho thấy, đến ngày 27/10 đã có hơn 20 ngân hàng công bố thông tin với hầu hết ghi nhận kết quả kinh doanh lạc quan hơn so với cùng kỳ năm trước.

Top các ngân hàng lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm nay có sự thay đổi đôi chút so với bảng danh sách xếp hạng của 6 tháng đầu năm. BIDV đã bị tuột khỏi bảng xếp hạng top 5 khi cái tên khá bất ngờ là Agribank bứt tốc lên vị trí số 2.

Cụ thể, Vietcombank vẫn là quán quân về lợi nhuận khi 9 tháng đầu năm nay ngân hàng hợp nhất lãi trước thuế 17.592 tỷ đồng tăng 50,6% so với cùng kỳ, đạt 85,8% kế hoạch năm 2019, trong đó riêng ngân hàng mẹ đạt 17.250 tỷ đồng, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018 và đạt 85,4% kế hoạch năm 2019. Các chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA) và lợi nhuận trên vốn (ROAE) đạt tương ứng là 1,65% và 25,75%, tăng mạnh so với năm 2018 và cao hơn mặt bằng chung.

Đứng vị trí thứ 2 trong 9 tháng đầu năm nay không phải là Techcombank mà là Agribank - ngân hàng chưa cổ phần hoá và thường làm ăn kém hiệu quả hơn rất nhiều so với các ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối những năm trước đây. Trong 9 tháng đầu năm, ngân hàng này báo lãi trước thuế đạt 9.700 tỷ đồng, hoàn thành 88% kế hoạch cả năm và cao hơn so với con số đạt được trong cả năm 2018.

Ở vị trí thứ 4 về lợi nhuận 9 tháng đang có tên MBBank. Trong 3 quý vừa qua ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 7.616 tỷ đồng, tăng 26,6% so với cùng kỳ.

Còn vị trí thứ 5 đang gọi tên VPBank với lợi nhuận 7.199 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, hoàn thành 76% kế hoạch năm. Nhờ bứt tốc mạnh trong quý 3 với lợi nhuận 2.856 tỷ đồng, tăng tới 63% so với cùng kỳ năm 2018 nên nhà băng này tạm thời lấy lại vị thế ở top 5 ngân hàng làm ăn tốt nhất, đồng thời sánh vai Techcombank và MB trong nhóm 3 ngân hàng cổ phần mạnh nhất.

Trong bảng xếp hạng top đầu trước đây vẫn luôn có mặt của BIDV nhưng trong 9 tháng vừa qua, đây lại là ngân hàng duy nhất trong nhóm hơn 20 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh phải ghi nhận lợi nhuận sụt giảm do tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, nên ngân hàng đang bị rơi xuống vị trí thứ 6. Song nếu xét về tổng lợi nhuận trước dự phòng thì BIDV đang là quán quân - mở ra triển vọng sáng cho ngân hàng này khi các khoản nợ xấu được xử lý triệt để thì lợi nhuận sẽ có những đột biến trong thời gian tới.

Một ngân hàng nữa cũng vẫn luôn góp mặt trong nhóm đầu đó là VietinBank, tuy nhiên đến thời điểm này ngân hàng vẫn chưa công bố kết quả hoạt động 9 tháng. Trong 6 tháng đầu năm ngân hàng lãi trước thuế 5.300 tỷ đồng. Nếu đà tăng trưởng của 2 quý trước được duy trì trong quý 3 thì bảng xếp hạng top 5 chắc chắn sẽ có sự thay đổi.

Ngoài những ngân hàng làm ăn tốt nhất kể trên thì trong mùa báo cáo tài chính quý 3 lần này còn ghi nhận nhiều sự đột biến khác như có những ngân hàng lợi nhuận tính theo lần, có những nhà băng nợ xấu tăng vọt, không ít các ngân hàng thay đổi đột ngột về nhân sự...Song một đặc điểm chung dễ nhận thấy trong bức tranh 9 tháng đó là hiệu quả kinh doanh ngày càng sáng sủa, cơ cấu nguồn thu của các nhà băng được thay đổi khi tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ ngày càng tăng, các hệ số về an toàn hoạt động được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu dù tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.

ket qua hoat dong kinh doanh cac ngan hang 9 thang dau nam 2019 nhu the nao
Ảnh minh họa

4 ngân hàng đang sở hữu hơn 1.000 chi nhánh và phòng giao dịch

Thống kê từ báo cáo tài chính quí III của 25 ngân hàng cho thấy, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch tính đến cuối tháng 9 ở mức 10.580 điểm với 3.029 chi nhánh và 7.551 phòng giao dịch, tăng 30 chi nhánh nhưng giảm 206 phòng giao dịch so với cuối năm 2018.

Trong đó, Agribank đang là ngân hàng sở hữu mạng lưới giao dịch lớn nhất hệ thống với 2.233 điểm. Cụ thể, tính đến ngày 30/6, Agribank có 165 chi nhánh loại I, 774 chi nhánh loại II, một chi nhánh tại Campuchia và 1.293 phòng giao dịch.

Đứng sau Agribank về số lượng chi nhánh và phòng giao dịch là LienVietPostBank với 1.319 điểm giao dịch. Tuy chỉ sở hữu 76 chi nhánh những ngân hàng này có tới 1.243 phòng giao dịch trên khắp cả nước. Trong đó, phần lớn phòng giao dịch của của LienVietPostBank là các phòng giao dịch bưu điện (791 điểm).

Mạng lưới của LienVietPostBank được mở rộng mạnh mẽ trong năm 2017 và 2018 thông qua việc chuyển đổi các điểm giao dịch Bưu điện thành các phòng giao dịch bưu điện. Bên cạnh đó, nhà băng này cũng liên tục nâng cấp các phong giao dịch bưu điện lên phòng giao dịch ngân hàng.

Theo lãnh đạo LienVietPostBank, ngân hàng này sẽ phấn đấu trở thành Ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn nhất Việt Nam với 535 chi nhánh, phòng giao dịch, gần 1.000 phòng giao dịch Bưu điện và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch Bưu điện”.

Ngoài Agribank và LienVietPostBank, VietinBank và BIDV cũng là hai ngân hàng sở hữu hơn 1.000 điểm giao dịch.

Cụ thể, VietinBank đang có 157 chi nhánh, 1 hội sở và khoảng 1.000 phòng giao dịch trên cả nước nước. Tổng cộng, nhà băng này đang vận hành và quản lí 1.157 điểm giao dịch ngân hàng. Trong khi con số bên phía BIDV hiện đạt 1.060 chi nhánh và phòng giao dịch.

Thống kê cũng cho thấy, 10 ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất hệ thống đang sở hữu tổng cộng 8.137 điểm giao dịch trên cả nước, chiếm 77% trong tổng số chi nhánh và phòng giao dịch của 25 ngân hàng được khảo sát.

Trong 9 tháng đầu năm, có 10 ngân hàng tăng số điểm giao dịch. Trong đó, VietBank tăng mạnh nhất (18 điểm được thành lập thêm gồm 5 chi nhánh và 13 phòng giao dịch). Ngược lại, cũng có 3 nhà băng thu hẹp qui mô với LienVietPostBank giảm mạnh nhất 229 điểm.

Số lượng chi nhánh/phòng giao dịch các ngân hàng tính đến ngày 30/9

STT

Ngân hàng

Số lượng chi nhánh/PGD

30/9/2019

31/12/2018

Thay đổi

1

Agribank(*)

2.233

2.232

1

2

LienVietPostBank

1.319

1.548

-229

3

VietinBank

1.157

1.157

0

4

BIDV

1.060

1.061

-1

5

Sacombank

554

552

2

6

Vietcombank

552

552

0

7

ACB

369

358

11

8

Techcombank

311

314

-3

9

MBBank

299

298

1

10

HDBank

283

283

0

11

MSB

274

272

2

12

SHB

254

254

0

13

SCB

239

239

0

14

VPBank

227

221

6

15

Eximbank

207

207

0

16

ABBank

165

165

0

17

SeABank

165

162

3

18

VIB

162

162

0

19

BacABank

134

125

9

20

Kienlongbank

134

134

0

21

OCB

128

124

4

22

Saigonbank

88

88

0

23

PGBank

78

78

0

24

TPBank

75

75

0

25

VieBank

113

95

18

Tổng

10.580

10.756

-176

Nguồn: BCTC các ngân hàng (*: số liệu tính đến ngày 30/6/2019)

Nhiều chi nhánh chưa chắc đã hiệu quả?

Mạng lưới giao dịch lớn sẽ giúp các ngân hàng tiếp cận được khách hàng; đặc biệt là các khách hàng ở vùng nông thôn, nơi người dân chưa được tiếp cận nhiều với các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Do đó, trong những năm gần đây nhiều ngân hàng đã tích cực mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch về các tỉnh nhằm tăng độ phủ, thu hút nhiều khách hàng mới.

Dù vậy, thực tế sở hữu nhiều chi nhánh chưa chắc đã giúp các ngân hàng tạo ra đột biến trong hoạt động kinh doanh.

Điển hình như trường hợp của LienVietPostBank, ngân hàng này sở hữu số điểm giao dịch lớn thứ hai hệ thống nhưng lợi nhuận chỉ tương đương với OCB, nhà băng có số lượng chi nhánh và phòng giao dịch bằng 1/10. Ở phương diện cho vay và huy động vốn, số dư tiền gửi và cho vay của LienVietPostBank cũng chỉ tương đương HDBank và VIB, những ngân hàng có mạng lưới giao dịch bằng 1/5.

Hay như trong nhóm "Big 4", đều sở hữu số điểm giao dịch gấp hơn hai lần Vietcombank nhưng lợi nhuận của cả VietinBank và BIDV cộng lại cũng chưa bằng ngân hàng này.

Trong 9 tháng đầu năm, hơn 550 điểm giao dịch của Vietcombank mang về hơn 17.600 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương 32 tỉ đồng/điểm. Trong khi mức bình quân của VietinBank và BIDV chỉ vào khoảng 7,4 tỉ đồng/điểm giao dịch và 6,6 tỉ đồng/điểm giao dịch.

Mở thêm một điểm giao dịch không phải là điều dễ dàng trong bối cảnh hiện nay. Bởi việc mở rộng mạng lưới hoạt động có thể giúp các ngân hàng tăng cường mức độ hiện diện, tuy nhiên nó cũng kéo theo gánh nặng về chi phí hoạt động bên cạnh những điều kiện ngặt nghèo từ phía Ngân hàng Nhà nước.

Lí giải về nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm trong năm 2018, theo giải thích của ngân hàng cổ phần là do một phần đến từ việc muốn tập trung phát triển mạng lưới và hiện đại hoá. Theo đó, số phòng giao dịch bưu điện và chi nhánh, phòng giao dịch được nâng cấp trong năm qua đã bằng một nửa số chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng đã mở suốt 9 năm trước đó.

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm