Jeff Bezos rò rỉ ảnh nhạy cảm, giới tỉ phú rúng động

Cập nhật: 07:13 | 11/02/2019 Theo dõi KTCK trên

Ngay cả người giàu nhất thế giới như Jeff Bezos cũng không thể ngăn chặn một vụ rò rỉ ảnh tự sướng khỏa thân.

jeff bezos ro ri anh nhay cam gioi ti phu rung dong Tỷ phú giàu nhất thế giới dạy con như thế nào?
jeff bezos ro ri anh nhay cam gioi ti phu rung dong Sẽ không có Amazon nếu không có MacKenzie Bezos
jeff bezos ro ri anh nhay cam gioi ti phu rung dong Những tỷ phú được và mất nhiều tiền nhất năm 2018 đều thuộc giới công nghệ
jeff bezos ro ri anh nhay cam gioi ti phu rung dong
CEO Amazon Jeff Bezos (Nguồn: Reuters)

Khi Jeff Bezos cáo buộc rằng ông là nạn nhân của các nỗ lực tống tiền từ nhà xuất bản National Enquirer trong một bài đăng blog hôm 7/2, ông cũng đã nhấn mạnh những rủi ro đặc biệt đối với các tỉ phú trong thời đại kĩ thuật số, theo Bloomberg.

“Những người giàu thường có nhận thức: Tôi giàu đến mức độ này, không ai có thể chạm vào tôi’”, ông Mark Johnson, Giám đốc điều hành Sovereign Intelligence, một công ty phân tích rủi ro có trụ sở tại McLean, Virginia, nói. “Nhưng hệ thống sẵn có nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của họ lại rất yếu kém”.

Mọi công ty quản lí tài sản gia đình đều hiểu rõ vấn đề hàng đầu chính là an ninh mạng. Bảo vệ cá nhân không còn chỉ liên quan đến vệ sĩ và hệ thống báo động.

Thời đại Internet đã chứng kiến một sự thay đổi lớn trong cách mọi người lưu trữ dữ liệu cá nhân và nhạy cảm trên mạng, nơi dễ dàng bị hack và xâm nhập nhất.

Khoảng cách giữa an ninh vật lí và bảo mật kĩ thuật số

Những cá nhân siêu giàu là những người dễ bị ảnh hưởng nhất bởi rất nhiều dữ liệu của họ thường được tập trung thông qua các công ty quản lí tài sản gia đình, vốn thường không có tường lửa và khả năng mã hóa mạnh mẽ của các ngân hàng, tập đoàn lớn.

Ông Johnson, một cựu nhân viên của Dịch vụ Điều tra Tội phạm Hải quân, cho biết ông từng làm việc với những khách hàng có tài sản trị giá hơn 40 tỉ USD. Những người này sở hữu loại bảo mật vật lí Secret Service, hoặc thậm chí loại tối tân hơn. Tuy nhiên, giữa an ninh vật lí và bảo mật kĩ thuật số vẫn tồn tại một khoảng cách.

Không rõ National Enquirer nắm trong tay bao nhiêu văn bản của Jeff Bezos. Người sáng lập Amazon.com, với tài sản ròng trị giá 133,9 tỉ USD, cho biết trong bài đăng blog rằng ông đã ủy quyền cho giám đốc an ninh Gavin de Becker “sử dụng bất cứ ngân sách nào ông cần” để điều tra đến cùng vụ việc.

Các chuyên gia bảo mật cho biết những điểm vào tiềm năng cho một cuộc xâm nhập thông tin kĩ thuật số là rất nhiều.

Rủi ro đến danh tiếng và thương hiệu

“Tất cả chúng ta đều có các thiết bị cầm tay và mỗi thiết bị đều có điểm yếu riêng”, ông Kris Coleman, nhà sáng lập công ty dịch vụ tình báo Red Five Security, cho biết.

Thông tin ngân hàng, dữ liệu nhận dạng, thậm chí thông tin sức khỏe và lịch trình du lịch, cũng có thể mang rủi ro. Những thiết bị mà giới tỉ phú sử dụng chính là một rủi ro đối với thông tin mà họ truy cập và chia sẻ, dù độc hại hay vô tình.

“Các gia đình giàu có cần phải coi mình là mục tiêu ngang tầm với các quốc gia”, ông Coleman nói.

Coleman và Johnson đều là thành viên của RANE, một mạng lưới các chuyên gia quản lí rủi ro từ các ngân hàng, công ty luật, công ty quản lí tài sản gia đình và tập đoàn.

Những người giàu có không chỉ có có nguy cơ mất tiền trong các vụ hack. Thương hiệu, danh tiếng – hoặc, theo cách nói của công ty quản lí tài sản gia đình, “di sản” – cũng có thể bị gây hại.

Vào hôm 5/2, trang tin tức Splinter đã công bố một loạt các email phân biệt chủng tộc được gửi và nhận bởi nhà sáng lập TD Ameritrade Holding Joe Ricketts, trong đó bao gồm nhiều lời xỉ vả và thuyết âm mưu chống Hồi giáo.

Ông Ricketts, có gia đình sở hữu Chicago Cubs, đã đưa ra một tuyên bố trên trang web cá nhân rằng ông xin lỗi vì những nhận xét “không phản ánh được hệ thống giá trị của tôi”.

Khoản tiền khủng để bảo vệ các tỉ phú

Zuckerberg

Cung cấp dịch vụ bảo mật cho giới siêu giàu là một lĩnh vực mới. Các đặc vụ liên bang và nhân viên quân sự, bao gồm cựu Hải quân SEAL, đặc vụ và Mossad, nhà điều hành nhóm SWAT và thám tử Scotland Yard, đã tìm thấy nghề nghiệp thứ hai là bảo vệ các tỉ phú, nơi họ có thể kiếm được gấp đôi số tiền phục vụ cho chính phủ.

Facebook đã chi 7,3 triệu USD trong năm 2017 để bảo mật ca snhaan cho CEO Mark Zuckergerg, một khoản chi phí mà công ty này cho rằng cần thiết khi xem xét “vị trí và tầm quan trọng” của Zuckerberg.

Năm 2018, Facebook cho biết họ sẽ tăng thêm 10 triệu USD mỗi năm để tăng cường bảo vệ cho Mark Zukerberg. Chương trình bảo vệ nhà điều hành của Facebook được lãnh đạo bởi một cưu nhân viên Secret Service, theo hồ sơ LinkedIn của người này.

Bezos

Amazon đã chi 1,6 triệu USD vào năm 2018 để bảo mật Bezos. Tổ chức Bezos Family Foundation cũng đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa vật lí. Chẳng hạn, địa chỉ gửi thư của tổ chức này là một hộp thư bưu điện tại một trung tâm thương mại trong khu vực Seatle.

De Becker, tác giả có sách bán chạy nhất, đã trở thành cố vấn an ninh cho những ngôi sao Hollywood và đồng sáng lập MOSAIC, một công cụ đánh giá ban đầu được sử dụng để phân tích các mối đe dọa chống lại các thẩm phán Tòa án Tối cao và thành viên Quốc hội Mỹ. Ông mô tả chính mình trên trang web của công ty là “chuyên gia hàng đầu của Mỹ về bảo vệ các nhân vật nổi tiếng”.

Coleman của Red Five đã không thể hiện sự bất ngờ vào về tin nhắn văn bản không phù hợp của Bezos.

“Thông điệp gửi đến các gia đình giàu có của tôi: đừng nghĩ rằng bạn đang ổn”, Coleman nói. “Bởi đa số đều không ổn chút nào”.

Trần Nam Thi

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm