Hơn 12,7 triệu cổ phiếu ACB vừa thỏa thuận sang tay giá "kịch trần"

Cập nhật: 15:18 | 12/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Số liệu từ VNDirect, giá trị giao dịch ở cả chiều mua và chiều bán của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu ACB đều là hơn 335 tỷ đồng. Nên rất có thể, phần lớn số cổ phiếu thỏa thuận trên đã được trao tay giữa các nhà đầu tư nước ngoài.

Hơn 12,7 triệu cổ phiếu ACB vừa thỏa thuận sang tay giá "kịch trần"
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

Ghi nhận trong phiên giao dịch sáng 12/11, hơn 12,7 triệu cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu được trao tay theo phương thức thỏa thuận, tương đương với giá trị giao dịch hơn 443 tỷ đồng. Phần lớn trong đó được giao dịch với mức giá trần 35.300 đồng/cp.

Tính trung bình, số cổ phiếu được thỏa thuận này được giao dịch với giá 34.850 đồng/cp, cao hơn 5,6% so với giá tham chiếu phiên hôm nay.

Trong khi đó, tính đến 14h, khối lượng giao dịch theo phương thức khớp lệnh là gần 3 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 97 tỷ đồng.

1006-acb12
Diễn biến giá cổ phiếu ACB thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Số liệu từ VNDirect, giá trị giao dịch ở cả chiều mua và chiều bán của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu ACB đều là hơn 335 tỷ đồng. Nên rất có thể, phần lớn số cổ phiếu thỏa thuận trên đã được trao tay giữa các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm, nhóm quỹ ngoại Dragon Capital đang là cổ đông lớn nhất của ACB với tỷ lệ sở hữu 6,92%.

1341-a12
Nguồn: VNDirect

Về kết quả kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm, mặc dù đã nâng chi phí dự phòng lên gấp 4 lần cùng kỳ, song lợi nhuận trước thuế của ACB vẫn đạt 8.968 tỷ đồng, tăng trưởng 40%.

Tính đến 30/9/2021, tổng tài sản của ACB đạt 479.309 tỷ đồng, tăng 7,8% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 8% lên 336.492 tỷ đồng. Với việc nâng quỹ dự phòng rủi ro cho vay lên 5.580 tỷ đồng (tăng 89%), nên khi nợ xấu có tăng 53,4% lên 2.822 tỷ đồng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn tăng từ 160,3% lên 197,7%.

Trong một diễn biễn liên quan, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo ACB có thể sẽ có thêm 1.900 tỷ đồng nợ xấu trong quý IV năm nay nếu tỷ lệ nhảy nhóm của nợ nhóm 2 tiếp tục duy trì. Đây là mức cao nhất kể từ quý II/2019.

Trong quý III, tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng lên 0,8%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm xuống 198% và dư nợ tái cơ cấu tăng lên hơn 13.400 tỷ đồng.

Tổng nợ xấu, nợ nhóm 2 và nợ tái cơ cấu chiếm 5,5% tổng dư nợ vào cuối quý III, cao hơn 0,22 điểm % so với quý II. Do đó, chi phí dự phòng tăng 406% so với cùng kỳ.

Theo VDSC, ACB sẽ tăng mạnh chi phí tín dụng nhằm hoàn thành sớm trích lập dự phòng cho dư nợ tái cơ cấu trong năm 2021. Ngân hàng đã trích lập khoảng 2.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tương đương mức dự phòng 100% nợ cơ cấu theo quy định của Thông tư 03.

Chuyên gia của VDSC ước tính chi phí tín dụng của ngân hàng trong năm 2021 khoảng 3.600 tỷ đồng, bao gồm khoảng 2.500 tỷ đồng chi phí dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu theo Thông tư 03. Con số này sẽ giảm về 1.800 tỷ đồng vào năm 2022.

SSI Research: Chất lượng tài sản không phải là mối quan tâm lớn tại Vietcombank

"Mặc dù có sự suy yếu nhưng chất lượng tài sản không phải là mối quan tâm lớn tại Vietcombank" - SSI Research.

29 triệu cổ phiếu SSB vừa thỏa thuận "sang tay" có liên quan đến người nội bộ SeABank

Chưa có thông tin cho biết về bên nhận chuyển nhượng quyền mua này nhưng với tổng số quyền mua trên, nhóm nhận chuyển nhượng ...

Sàn VAMC "tê liệt", ngân hàng thêm đau đầu với bài toán nợ xấu

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nếu tính cả các khoản nợ không bị chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại, miễn, ...

Lưu Lâm

Tin cũ hơn
Xem thêm