Hà Nội: Dự án gần 2000 tỷ trở thành nơi trồng rau

Cập nhật: 10:14 | 15/04/2021 Theo dõi KTCK trên

Dự án Diamond Rice Flower của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã từng được kỳ vọng là tòa nhà cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên đã hơn 1 thập kỉ khu đất của dự án vẫn đang bị bỏ hoang và trở thành nơi người dân trồng rau và nuôi thả gia cầm của người dân.

Vì sao Habeco đặt kế hoạch lãi giảm sâu trong 2021?

Hà Nội sẽ đấu giá 446 dự án trong năm 2021

Hà Nội kiến nghị mở thêm 2 cầu qua sông Hồng

Dự án Diamond Rice Flower có vị trí đắc địa tại Hà Nội. Cụ thể, dự án nằm bên đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm; gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, chỉ cách tòa Keangnam khoảng 300 m. Vị trí này nằm trong quy hoạch Phân khu H2-2, thuộc khu vực nội đô Hà Nội mở rộng.

Được biết, đoạn đường Phạm Hùng qua khu vực dự án là trọng tâm của Phân khu H2-2, nơi được định hướng xây dựng những công trình cao tầng, có kiến trúc độc đáo. Dẫu vậy, sau hơn 10 năm giải phóng mặt bằng khu đất rộng khoảng 40.000m2 vẫn đang bị bỏ hoang một cách lãng phí.

4654-dat-vang
Vị trí của siêu dự án

Theo ghi nhận của PV vào thời điểm đầu tháng 4/2021, xung quanh khu đất đã được quây tôn kín để nhưng sau thời gian chịu nắng gió những tấm tôn đã bị hoen rỉ và xuất hiện dấu hiệu xuống cấp. Có những điểm còn xuất hiện những lỗ hổng lớn mà người trưởng thành có thể dễ dàng ra vào.

Bên trong khu đất do đã bị bỏ hoang từ lâu nên cây cỏ đã phủ kín hầu như toàn bộ 4ha đất tại khu vực này. Bên cạnh đó, xung quanh đây rác thải, vật liệu xây dựng được vứt ngổn ngang vừa gây mất mỹ quan vừa gây ô nhiễm môi trường. Theo quan sát, có những khu vực ở trong khu đất này người dân xung quanh đã tận dụng để trồng rau hay chăn thả gia cầm.

4858-img-20210412-104040
Xung quanh dự án được quây tôn tạm bợ

Nhiều người dân sống ở xung quanh khu vực này cho hay, việc bỏ hoang khu đất với diện tích rộng quả thực là lãng phí. Chính vì vậy, người dân mong muốn các đơn vị có thẩm quyền cần có biện pháp giải quyết dứt điểm vấn đề này để dự án được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả sử dụng đất…

Thông tin mà PV tìm hiểu, cùng với thời điểm Diamond Rice Flower được cấp phép thì cho đến nay đã có hàng loạn dự án lớn đã hoàn thành, nhưng với Diamond Rice Flower vẫn nằm trên giấy.

Được biết, dự án này được kì vọng trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam với thiết kết tòa nhà khách sạn 100 tầng cao 400m, một tòa 80 tầng cao 320m và một tòa nhà 15 tầng. Thiết kế kiến trúc được một doanh nghiệp nước ngoài thiết kế, mang hình dáng của bông lúa.

4908-img-20210412-104055
Bên trong trở thành nơi đổ phế liệu, rác thải

Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì giữa năm 2017, Kinh Bắc đã chuyển nhượng Diamond Rice Flower cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh. Hơn hai năm sau đó, Kinh Bắc đã chi ra gần 1.855 tỷ đồng để mua lại dự án này.

Dù vậy, đến ngày 9/12/2019, tức chưa đầy 1 tháng trước khi KBC mua lại dự án, người đại diện phần vốn 1.500 tỷ đồng tại Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen được chuyển sang ông Lê Huy Vũ. Theo đó, ông này cũng đảm nhiệm vị trí người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng Giám đốc. Sau khi dự án Diamond Rice Flower về tay doanh nghiệp của đại gia Đặng Thành Tâm, ông Vũ tiếp tục được KBC đề cử vào vị trí người đại diện phần vốn góp của công ty.

Mới đây, tại cuộc tái giám sát của HĐND thành phố Hà Nội về các dự án chậm triển khai trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo, “siêu dự án” khách sạn Hoa Sen nằm trong số các dự án chậm triển khai trên địa bàn.

Thông tin mà PV có được, ngày 22/1/2010, Sở KH&ĐT Hà Nội, UBND thành phố có Quyết định số 413 về chấp thuận địa điểm và lựa chọn chủ đầu tư dự án khách sạn Hoa Sen Hà Nội tại vị trí X2 – Khu đất CC3.I – Khu công viên văn hoá thể thao Tây Nam Hà Nội, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

4904-img-20210412-104049
Nhiều người dân biến khu vực này thành đất trồng rau

Tuy nhiên, sau đó chủ đầu tư đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị điều chỉnh quy hoạch kiến trúc dự án và được UBND thành phố, Bộ Xây dựng chấp nhận về nguyên tắc việc điều chỉnh quy hoạch tại các văn bản số 3570 ngày 21/5/2010; văn bản 4519 ngày 18/6/2010 của UBND thành phố; văn bản số 161 ngày 28/1/2011 của Bộ Xây dựng.

Mới đây nhất, ngày 24/3/2021, UBND TP Hà Nội đã tổ chức cuộc họp với Sở KH&ĐT cùng các sở, ngành dự để nghe báo cáo nội dung tháo gỡ khó khăn liên quan đến dự án. Cụ thể, yêu cầu Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc, Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen Hà Nội thực hiện rà soát lại toàn bộ các nội dung đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo chỉ đạo của UBND thành phố tại thông báo số 661 ngày 24/6/2020 và tại cuộc họp ngày 24/3/2021; liên hệ với Sở QHKT để rà soát, nghiên cứu các nội dung liên quan đến quy hoạch làm cơ sở báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

Dưới đây là 1 số hình ảnh mà PV chụp tại hiện trường.

4914-img-20210412-104140
Khu đất vàng trở thành nơi hoang phế từ 10 năm nay

4911-img-20210412-104117
Một số hộ dân còn biến thành nơi tập kết VLXD

4901-img-20210412-104047
Nhếch nhác, bẩn thỉu tại một nơi được kỳ vọng là dự án đẳng cấp của TP Hà Nội

Nguyễn Bắc - Văn Đức

Tin cũ hơn
Xem thêm