Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao nhất khi có dưới 1 tỉ đồng?

Cập nhật: 14:59 | 23/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Nhiều ngân hàng hiện nay niêm yết lãi suất tiết kiệm dựa theo số tiền gửi, giá trị càng lớn thì lãi suất càng cao. Có hàng chục, hàng trăm tỷ đồng thì rất nhiều ngân hàng áp dụng lãi suất trên 8%/năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hàng tỷ đồng để đi gửi tiết kiệm, vậy nếu có dưới 1 tỷ thì nên gửi ngân hàng nào để có lãi cao nhất?.  

gui tiet kiem ngan hang nao lai suat cao nhat khi co duoi 1 ti dong

Lãi suất Ngân hàng Đông Á tháng 6/2019: Cao nhất là 7,6%/năm

gui tiet kiem ngan hang nao lai suat cao nhat khi co duoi 1 ti dong

Lãi suất ngân hàng Vietinbank tháng 6/2019 với nhiều ưu đãi

gui tiet kiem ngan hang nao lai suat cao nhat khi co duoi 1 ti dong

Rủi ro của tiền gửi tiết kiệm và giải pháp phòng tránh

Gửi tiết kiệm là một hình thức gửi tiền tại ngân hàng mà trong đó khách hàng có thể gửi một số tiền của mình vào ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định. Với những người có nhu cầu cho việc tích lũy, đầu tư và mong muốn thu được mỗi khoản lãi suất nhất định thì gửi tiết kiệm là hình thức hấp dẫn cho bạn.

Gửi tiết kiệm cũng khác với các hình thức đầu tư khác bởi khoản lời của gửi tiết kiệm sẽ được tăng lên bởi lãi suất tiết kiệm tương ứng với kỳ hạn gửi. Khi đó ngân hàng sẽ căn cứ vào kỳ hạn gửi tiền của khách hàng để quyết định về mức lãi suất cụ thể cho phù hợp. Đây là một khoản tiền chắc chắn dư dùng để dành hay đầu tư, chứ không thích hợp dành cho việc chi tiêu, thanh toán cá nhân.

Nhiều khách hàng hiện nay bị hấp dẫn bởi thông báo mức lãi suất cao ngất ngưởng của các ngân hàng. Tuy nhiên, khi mang tiền ra quầy gửi tiết kiệm mới vỡ lẽ đó chỉ là mức lãi suất áp dụng khi đáp ứng đủ một loạt yêu cầu đi kèm: số tiền gửi hàng chục, hàng trăm tỷ; kỳ hạn; cam kết không rút trước hạn,…

Khảo sát trên thị trường, có tới 15 ngân hàng đã đẩy lãi suất trên 8%, nhưng hơn nửa trong số đó chỉ áp dụng cho khoản tiền gửi lớn. Nếu chỉ có dưới 1 tỷ đồng để đi gửi tiết kiệm mà muốn có được lãi suất trên 8% thì trên thị trường hiện có khoảng 7 ngân hàng áp dụng.

gui tiet kiem ngan hang nao lai suat cao nhat khi co duoi 1 ti dong
Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao nhất khi có dưới 1 tỉ đồng?. Ảnh minh họa

Trên thực tế, nhiều ngân hàng hiện nay niêm yết lãi suất tiết kiệm dựa theo số tiền gửi, giá trị càng lớn thì lãi suất càng cao. Có thể kể đến: Techcombank, VPBank, ACB, MSB, VietABank, Sacombank, ABBank, VIB, TPBank,…

Chẳng hạn, tại VPBank, lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy là 7,8% áp dụng cho khoản tiền gửi trên 10 tỷ, kỳ hạn trên 18 tháng. Trong khi đó, dưới 1 tỷ sẽ chỉ được hưởng lãi suất 7,4 - 7,6%/năm, kỳ hạn trên 18 tháng.

Không phải ai cũng có hàng tỷ đồng để đi gửi tiết kiệm. Vậy nếu có dưới 1 tỷ đồng thì nên gửi ngân hàng nào để có lãi cao nhất?

Ở các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng lãi suất bị khống chế bởi trần do NHNN quy định là 5,5%. Các ngân hàng hiện niêm yết lãi suất kỳ hạn 1 tháng cao nhất là GPBank, Eximbank, ABBank, VietABank, BacABank,...; thấp nhất là Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank.

Với dưới 1 tỷ đồng và chọn nơi gửi kỳ hạn 3 tháng, khách hàng sẽ không phải băn khoăn quá nhiều vì hơn một nửa ngân hàng trên hệ thống hiện nay đều áp dụng mức lãi suất tối đa là 5,5%/năm. Chỉ có số ít niêm yết mức thấp hơn như VPBank, Vietcombank, LienVietPostBank, Techcombank, BIDV,…

Ở kỳ hạn 6 tháng, SCB có lãi suất cao nhất với 7,8%/năm, áp dụng cho sản hẩm tiết kiệm đắc lộc tài. Theo sau có Eximbank với 7,7%/năm, GPBank 7,5%/năm, NCB và VietCapitalBank cùng niêm yết ở mức 7,4%,…

Các ngân hàng tư nhân lớn như VPBank áp dụng lãi suất 6,9% , ACB là 6,55%; MBBank 6,5%, HDBank 6,9%,…Techcombank thấp nhất chỉ 5,2%. Các ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục bét bảng về mức lãi suất ở kỳ hạn này.

Kỳ hạn 12 tháng, khoản tiền gửi dưới 1 tỷ, các ngân hàng có mức lãi suất cao nhất là SCB với 8,45%; Eximbank 8,2%; CBBank 8,2%; VietCapital, NCB và VietABank cùng niêm yết tại mức 8%.

Kỳ hạn 24 tháng, có 8 ngân hàng niêm yết trên 8% lần lượt là VietCapitalBank, SCB, Eximbank, CBBank, PGBank, NCB, VietABank, VietBank.

Đáng lưu ý, ở kỳ hạn này, khách hàng gửi dưới 1 tỷ ở Techcombank chỉ được hưởng lãi suất cao nhất là 6,8%, còn thấp hơn cả BIDV và VietinBank (6,9%).

Gửi tiết kiệm 500 triệu ở ngân hàng nào tốt nhất?

Nếu như có 500 triệu trong tay thì bạn sẽ làm gì? Câu hỏi đó sẽ là nỗi băn khoăn của rất nhiều người, có người sẽ đầu tư kinh doanh hay mua một chiếc xe ô tô... Tuy nhiên, gửi tiết kiệm sẽ là phương án an toàn và hiệu quả nhất cho khoản tiền đó.

Để đảm bảo con số 500 triệu được an toàn và có lợi nhất, dĩ nhiên bạn mong muốn chọn những ngân hàng uy tín, có bề dày, phát triển ổn định, có nhiều chi nhánh hoặc điểm giao dịch tiện lợi. Và bạn sẽ phải suy nghĩ, so sánh mức lãi suất, kỳ hạn tương ứng để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Hiện nay, có 2 loại tiết kiệm là: ngắn hạn (từ 1 - dưới 12 tháng) và dài hạn (trên 12 tháng).

Với kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi hiện lãi suất tối đa là 1%.

Kỳ hạn từ 1 - dưới 6 tháng dao động từ 4,5 - 5,5% tùy thuộc từng ngân hàng.

Tiền gửi kỳ hạn càng cao (đối với trường hợp từ 6 - 18 tháng) thì càng được hưởng lãi nhiều. Bạn nên xác định mục đích gửi tiền và cũng nên dự trù trước thời gian sử dụng số tiền để đưa ra một kỳ hạn gửi hợp lý, nhằm nhận được số tiền lãi tối đa.

Những năm trước, khi lãi suất ngân hàng đang còn nhiều biến động, người dân thường chọn kỳ hạn ngắn ngày để đảm bảo. Từ cuối năm 2018 trở lại đây, để khuyến khích khách hàng gửi dài hạn, đa số ngân hàng đều gia tăng mức lãi suất kỳ hạn như: VietBank, Sacombank, VietA Bank, OCB… đều áp dụng mức lãi suất huy động dài ngày từ 6 – 7,2%/năm. Mức lãi này cao hơn so với kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm ngắn từ 1 - 6 tháng khoảng 5,5%/năm.

gui tiet kiem ngan hang nao lai suat cao nhat khi co duoi 1 ti dong
Ảnh minh họa

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng Vietbank cao nhất trong đầu tháng 2 là 8,3%/năm dành cho khách hàng cá nhân với gói sản phẩm tiết kiệm tích tài, kỳ hạn 36 tháng và lĩnh lãi năm. Đối với sản phẩm tiết kiệm thông thường các mức lãi suất huy động với mức lãi suất cao nhất là 8% áp dụng cho các kì hạn từ 13 tháng trở lên.

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng Sacombank áp dụng cho tiền gửi của khách hàng cá nhân có tiền gửi kì hạn 13 tháng đang được hưởng mức cao nhất 7,8%/năm áp dụng đối với số tiền gửi từ 100 tỉ trở lên. Nếu số dư tái tục nhỏ hơn 100 tỷ đồng, sẽ áp dụng theo mức lãi suất cuối kỳ của kỳ hạn 12 tháng.

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng VietABank cao nhất là là 8,1%/năm, đối với khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm bậc thang từ 1 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng và 15 tháng. Theo đó, lãi suất tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân đối với sản phẩm truyền thống, lãi trả cuối kỳ với số tiền gửi trên 100 triệu dao động từ 5,5 - 8%/năm.

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng OCB hiện nằm trong top nhà băng sở hữu mức lãi suất cạnh tranh nhất. Lãi tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng đang chạm trần lãi suất quy định 5,5%/năm của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất tiết kiệm thông thường kỳ hạn từ 6 đến 36 tháng chạm ngưỡng 7,0 - 7,6%/năm, thuộc top cao nhất thị trường. Nếu gửi tiết kiệm online, biểu lãi suất sẽ tăng thêm 0,1%.

Gửi tiết kiệm 500 triệu một tháng lãi bao nhiêu?

Việc xác định tiền lãi 1 tháng bao nhiêu khi gửi tiết kiệm 500 triệu đồng còn tùy thuộc vào ngân hàng và kỳ hạn mà bạn lựa chọn.

Theo đó, giả sử bạn gửi tiết kiệm 500 triệu đồng vào ngân hàng với tiền lãi kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng Vietcombank cập nhật vào tháng 10/2017 là 6,5%/năm, thì tổng tiền lãi sau 1 năm bạn nhận được sẽ là 32,5 triệu đồng. Nhưng khi để tiền ở ngân hàng, bạn sẽ phải chịu một "sức ép" tài chính khá lớn đó là tác động của lạm phát.

Cụ thể, nếu mức lạm phát rơi vào khoảng là 3 - 3,5% (bằng một nửa mức lãi suất 6,5% của ngân hàng đưa ra), nghĩa là bạn sẽ bị thâm hụt tới 1/2 số tiền lãi ngân hàng. Do đó, số tiền lãi thu về sau một năm của bạn sẽ phải dùng một nửa để chi trả cho lạm phát, chỉ còn lại khoảng 17,5 triệu. Đó là chưa kể có những năm mà tình trạng lạm phát lên rất cao khoảng 5 - 6%, tương đương với mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra. Thế thì số tiền lãi bạn lãnh tại ngân hàng coi như chỉ đủ để chi trả cho lạm phát.

Gửi tiết kiệm 500 triệu thành 1 tỷ mất bao lâu?

Câu chuyện của một bà mẹ - cựu nhân viên ngân hàng có 500 triệu đã gửi tiền tiết kiệm, hơn 6 năm sau chị có 1 tỷ đồng trong tay như đã đề cập ở trên quả là một kết quả đáng kỳ vọng, vừa an toàn vừa hiệu quả.

Tuy nhiên, thời điểm chị bắt đầu gửi tiết kiệm từ 6 năm trước khi đó, tức là vào năm 2013, khi đó lãi suất trên hệ thống ngân hàng ở mức khá cao, hiện tượng các ngân hàng "đi đêm" vẫn còn nhiều.

Song đến nay, với số tiền 500 triệu gửi tiết kiệm để gấp đôi số tiền này sau 6,54 năm là điều không thể. Bởi lãi suất huy động đã giảm mạnh về 7 - 7,5%/năm.

Ví dụ: nếu gửi 500 triệu với lãi suất 7,2%/năm để trở thành 1 tỷ sẽ mất khoảng 10 năm. Theo nguyên tắc 72,72/7,2 = 10 năm (và theo công thức tính lãi chuẩn 1 tỷ = 500 triệu đồng x (1 + 7,2%) ^10).

Như vậy, với những người không ưa mạo hiểm, thứ họ đầu tư duy nhất là thời gian, sau 10 năm sẽ có trong tay 1 tỷ đồng. Tuy nhiên dưới góc độ của những người đầu tư thì đây không phải là kênh hấp dẫn. 10 năm nhận số tiền gấp đôi ban đầu trong khi nếu mạo hiểm đầu tư ở những kênh khác như vàng, bất động sản chứng khoán, họ có thể khuếch đại con số này hơn nhiều lần nếu may mắn và đầu tư khôn ngoan trong cùng khoảng thời gian 10 năm.

Những lưu ý khi gửi tiết kiệm

Một số sự việc liên quan tới sổ tiết kiệm, chủ tài sản gửi cho nhân viên giao hàng giữ hộ nhưng không có giấy tờ biên nhận rõ ràng và làm nên kẽ hở cho các cán bộ chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, bạn nên đem về sổ tiết kiệm của mình hoặc tìm dịch vụ cất giữ tài sản an toàn.

Trong trường hợp chủ sổ tiết kiệm xảy ra bất trắc, làm sao để người nhà có thể rút được tiền? Theo quy định, muốn rút tiền tiết kiệm của người thân thì phải là chủ sở hữu hoặc người đồng chủ sở hữu. Người muốn rút tiền phải có giấy ủy quyền của chủ sổ tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu.

Giấy ủy quyền phải được lập tại ngân hàng gửi tiền. Nếu giấy ủy quyền không được lập tại ngân hàng thì phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương theo quy định.

Tình huống xấu nhất khi chủ sổ tiết kiệm chẳng may qua đời và không có giấy ủy quyền thì việc rút tiền phải giải quyết theo Luật Thừa kế ban hành.

Các thông tin gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào tốt nhất trên chỉ mang tính chất tham khảo áp dụng ở khu vực Hà Nội và TP.HCM, các khu vực ngoại tỉnh khác cũng có thể chênh lệch không nhiều nhưng khá ổn định. Vì vậy, với số tiền 500 triệu hoặc nhiều hơn thế bạn hãy lựa chọn đúng đắn để ổn định nguồn vốn thay vì đầu tư vào các kênh dự tính lãi cao nhưng rủi ro cũng sẽ cao hơn.

Có thể nói, gửi tiết kiệm vẫn là giải pháp an toàn nhất, chắc ăn nhất của mọi người, còn nếu đầu tư vào những kênh khác, rủi ro xảy ra bất cứ lúc nào nhưng lợi nhuận sinh lời có thể cao hơn gấp nhiều lần. Nếu có 500 triệu trong tay thì gửi tiết kiệm chính là kênh đầu tư hiệu quả dành cho bạn.

Thu Hoài