Gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng khi có 200 triệu đồng ở đâu lợi nhất?

Cập nhật: 14:02 | 17/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Nếu biết chọn ngân hàng để gửi tiền, dù số tiền không lớn, chỉ dưới 200 triệu cũng có thể được hưởng lãi suất trên 8%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng– khá tương đương với mức lãi suất mà phải gửi hàng trăm tỷ đồng tại ngân hàng khác. Trong bối cảnh hỗn loạn của thị trường chứng khoán, căng thẳng thương mại toàn cầu và những bất ổn chính trị gia tăng, có phải nơi an toàn nhất để lưu trữ tiền của bạn là trong tài khoản tiết kiệm?

gui tiet kiem ky han 12 thang khi co 200 trieu dong o dau loi nhat

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ tăng vào dịp cuối năm?

gui tiet kiem ky han 12 thang khi co 200 trieu dong o dau loi nhat

Gửi tiết kiệm kỳ hạn 4 tháng ngân hàng nào cao nhất trong tháng 10/2019?

gui tiet kiem ky han 12 thang khi co 200 trieu dong o dau loi nhat

Gửi tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 12 tháng hiện nay lên tới 8,9%

Có dưới 200 triệu đồng, gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Ở kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất huy động đối với sản phẩm gửi tiết kiệm tại quầy cao nhất đã lên tới 8,9%/năm, nhiều ngân hàng khác cũng niêm yết trên 8,5%/năm, nhưng thường chỉ áp dụng cho khách hàng gửi với số tiền rất lớn hàng trăm tỷ đồng. Chẳng hạn, SHB hiện là ngân hàng áp dụng lãi suất kỳ hạn 12 tháng cao nhất ở mức 8,9%/năm với các khoản tiết kiệm trên 500 tỷ đồng.

Để khuyến khích khách hàng gửi nhiều tiền hơn, nhiều ngân hàng hiện nay đưa ra các mức lãi suất khác nhau dựa trên số tiền gửi. Trong đó, những mốc số tiền gửi thấp nhất thường là 50 triệu, 100 triệu, 200 triệu,…

Số tiền từ 200 triệu trở xuống, là khoản tiền không quá lớn mà nhiều người có thể tích cóp được sau vài năm. Với khoản tiền này, nếu chưa có kế hoạch kinh doanh nhưng vẫn muốn sinh lời thì gửi ngân hàng vẫn là lựa chọn được yêu thích hàng đầu, bởi đầu tư vào vàng hay chứng khoán vẫn có độ rủi ro cao hơn, trong khi đó lãi suất huy động tại Việt Nam đang ở mức khá cao và liên tục tăng trong thời gian qua.

Và nếu biết chọn ngân hàng để gửi tiền, với số tiền gửi dưới 200 triệu cũng có thể được hưởng lãi suất tối đa lên tới 8,5%/năm – khá tương đương với mức lãi suất mà phải gửi hàng trăm tỷ đồng tại ngân hàng khác. Những ngân hàng niêm yết lãi suất từ 8%/năm trở lên ở kỳ hạn 12 tháng, dù khoản tiền gửi dưới 200 triệu hiện nay có thể kể đến ABBank, Nam A Bank, NCB niêm yết lãi suất lần lượt ở mức 8,5%, 8,3% và 8%/năm. Ngoài ra, VIB cũng xấp xỉ với mức 7,99%/năm.

Nhóm áp dụng lãi suất từ 7,5%/năm - 8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, khoản tiền gửi dưới 200 triệu có thể kể đến GPBank 7,65%/năm, Eximbank và Oceanbank cùng mức 7,8%/năm. Tại SCB, khi gửi số tiền dưới 200 triệu tại quầy, lãi suất là 7,5%/năm, còn nếu gửi online sẽ lên tới 8,48%/năm. Trong khi đó, tại Eximbank lãi suất ở quầy kỳ hạn 12 tháng là 7,8%/năm, gửi online là 7,9%/năm.

3 ngân hàng niêm yết lãi suất kỳ hạn 12 tháng, số tiền gửi dưới 200 triệu thấp nhất trên thị trường hiện nay là Techcombank (6,6%/năm); Vietcombank, ACB và Agribank (6,8%/năm); Sacombank và LienVietPostBank (6,9%/năm).

gui tiet kiem ky han 12 thang khi co 200 trieu dong o dau loi nhat
Ảnh minh họa

Gửi tiết kiệm tiền mặt chính là điều tồi tệ nhất mà bạn làm

Trong bối cảnh hỗn loạn của thị trường chứng khoán, căng thẳng thương mại toàn cầu và những bất ổn chính trị gia tăng, có phải nơi an toàn nhất để lưu trữ tiền của bạn là trong tài khoản tiết kiệm?

Theo tỷ phú Ray Dalio, việc giữ tài sản của bạn bằng tiền mặt là một ý tưởng tồi tệ bởi vì bạn sẽ phải trả một khoản thuế chắc chắn được tính trên số tiền mà bạn đang nắm giữ,.

Ông Dalio đã nói với CNBC Make It rằng: “Bạn sẽ bị chảy máu từ từ cho đến chết bởi vì lợi nhuận sau thuế sẽ thấp hơn mức lạm phát một chút vào mỗi năm”.

Theo thời gian, lạm phát sẽ khiến cho hàng hóa và dịch vụ mà bạn mua ngày càng trở nên đắt đỏ hơn so với giá trị của đồng tiền trong ví của bạn. Ví dụ, theo công cụ tính toán lạm phát BLS, 1494 đô la vào tháng 9 năm 2018 chỉ tương đương với 1000 USD vào tháng 1 năm 2000.

Và về lâu dài, lạm phát ngày càng trở nên mạnh mẽ. Theo tính toán, 10.742 USD vào tháng 9 năm 2018 tương đương với sức mua 1.000 USD vào tháng 1 năm 1950.

Dalio chỉ ra, mặc dù bạn kiếm được tiền lãi từ tiền gửi trong tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng nhưng số tiền này quá thấp để có thể theo kịp được những tác động tiêu cực của lạm phát.

Dalio, người sáng lập Bridgewater Associates giải thích, khi bạn giữ tài sản của mình bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngắn hạn, hãy nhìn vào mức lãi suất tiền gửi mà bạn đang có, nó sẽ có mối liên quan với tỷ lệ lạm phát. Bạn sẽ thấy rằng lợi nhuận mà bạn nhận được thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát.

Điều này có nghĩa là bạn phải trả một khoản thuế đối với số tiền mà bạn đang gửi tiết kiệm, khoản thuế đó chính là phần chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát với mức lãi suất tiền gửi mà bạn đang nhận được. Vì vậy, bạn không thể giữ tiền của mình bằng tiền mặt. Nếu bạn nghĩ rằng điều đó là an toàn, thì bạn đã nhầm - đó là một chiến lược mà ở đó bạn chắc chắn sẽ là kẻ thua cuộc.

Ngay thời điểm này, theo dữ liệu từ Bankrate, lãi suất trung bình cho một tài khoản tiết kiệm rơi vào mức chỉ khoảng 0,09%. Trong khi đó, Chỉ số giá tiêu dùng – dùng để đo lường mức độ lạm phát, đã tăng 2,7% trong năm qua.

Dalio nói, vì việc giữ tiền của mình trong tài khoản tiết kiệm sẽ khiến cho bạn bị mất tiền, do đó, bạn phải biến khoản tiết kiệm của mình thành khoản đầu tư. Sau đó, tiền của bạn sẽ tăng dần lên ngay cả khi bạn đang ngủ.

“Trong một khoảng thời gian dài hơn, cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản sẽ có lợi nhuận cao hơn tiền mặt”, ông giải thích. Mặc dù không có gì đảm bảo chắc chắn trên thị trường chứng khoán, nhưng từ năm 1928 đến 2017, chỉ số chứng khoán S & P 500 đã tạo ra tổng lợi nhuận trung bình hàng năm là 9,8%.

“Tốt nhất là nên đầu tư với những ý tưởng sáng tạo hơn là gửi tiền tiết kiệm, vì nếu không, giá trị đồng tiền của bạn chắc chắn sẽ giảm theo thời gian”, ông kết luận.

Hoài Dương