Giá xăng dầu hôm nay 11/8/2021: Bật tăng mạnh trên thị trường thế giới

Cập nhật: 07:07 | 11/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h50 ngày 11/8 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới bật tăng trở lại sau khi thị trường dầu thô ghi nhận loạt thông tin kinh tế tích cực từ Trung Quốc.

Giá xăng dầu hôm nay 10/8/2021: Tiếp tục giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 9/8/2021: Dầu Brent giảm tới 6% do dịch bệnh bùng phát

Giá xăng dầu hôm nay 7/8/2021: Xu hướng giảm nhẹ

Tính đến đầu giờ sáng ngày 11/8 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2021 đứng ở mức 66,67 USD/thùng, tăng 0,37 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2021 đứng ở mức 69,36 USD/thùng, tăng 0,32 USD/thùng trong phiên.

0552-giaxang118
Giá xăng hôm nay bật tăng mạnh vào phiên sáng (Ảnh minh họa)

Theo dữ liệu vừa được công bố, hoạt động xuất – nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 7/2021 tiếp tục giữ đà ấn tượng. Cụ thể, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7/2921 đã tăng 19,3% so với cùng kỳ 2020, trong khi nhập khẩu tăng 28,1%. Mức tăng này tuy thấp hơn con số dự báo và thấp hơn nhiều mức tăng của tháng 6/2021, lần lượt là 32,2% và 36,7%, nhưng vẫn được đánh giá là mức cao.

Sự sụt giảm trong xuất – nhập khẩu của Trung Quốc được lý giải là do diễn biến của dịch Covid-19 tái bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố của nước này cũng như các nền kinh tế lớn, vốn là những thị trường chủ lực của Trung Quốc.

Giá dầu ngày 11/8 tăng còn bởi kỳ vọng các nền kinh tế sẽ tiếp tục lộ trình mở cửa trở lại nền kinh tế nhờ các nỗ lực thúc đẩy các chương trình tiêm chủng vắc xin Covid-19.

Trước đó, thị trường dầu thô cũng ghi nhận dữ liệu tích cực về việc làm của nền kinh tế Mỹ.

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, trong tháng 7/2021, số việc làm phi nông nghiệp của nước này đã tăng tới 943.000, cao hơn nhiều so với dự báo 870.000. Tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Mỹ cũng giảm xuống còn 5,4%.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu hôm nay vẫn đang bị hạn chế bởi đồng USD duy trì đà phục hồi nhờ kỳ vọng FED sẽ sớm có động thái thắt chặt chính sách tiền tệ hiện nay.

Ngoài ra, áp lực nguồn cung tăng cũng là một nhân tố đang ghìm chân giá dầu thời gian gần đây, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục là rủi ro, mối đe doạ lớn nhất đối với khả năng tiêu thụ dầu thô toàn cầu.

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã giảm trong tháng 7 và giảm mạnh so với mức kỷ lục của tháng 6/2020.

Sự gia tăng của đồng USD, lên cao nhất trong gần ba tuần so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ, cũng gây áp lực lên giá dầu sau khi báo cáo việc làm mạnh hơn dự kiến của Mỹ, được công bố vào cuối tuần trước, thúc đẩy khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn sớm hơn.

Đồng USD mạnh hơn khiến giá dầu đắt hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác, theo Reuters.

Chủ tịch Fed tại Atlanta, ông Raphael Bostic cho biết nền kinh tế Mỹ đang cải thiện nhanh hơn dự kiến và lạm phát đã ở mức có thể đáp ứng một phần điều kiện quan trọng cho việc bắt đầu tăng lãi suất.

Giá xăng giao sau của Mỹ giảm ít hơn so với dầu thô, khiến chênh lệch giá crack - một thước đo tỷ suất lợi nhuận lọc dầu - lên cao nhất kể từ khi đạt mức kỷ lục vào tháng 4/2020 khi giá dầu WTI nằm trong vùng âm.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 27/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

-112 đồng/lít

20.498 đồng/lít

Xăng RON95-III

-102 đồng/lít

21.681 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

-162 đồng/lít

16.375 đồng/lít

Dầu hỏa

-105đồng/lít

15.398 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

-148 đồng/kg

15.522 đồng/kg

Thời gian bắt đầu có hiệu lực là từ 15h ngày 27/7.

Thu Uyên

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm