Giá thép hôm nay 12/7/2021: Tăng mạnh trên sàn giao dịch Thượng Hải

Cập nhật: 11:04 | 12/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 10h40 ngày 12/7 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 94 nhân dân tệ lên mức 5.450 nhân dân tệ/tấn. Công suất sản xuất thép bằng lò điện hồ quang của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên khoảng 198 triệu tấn/năm vào năm 2021, chiếm 15% tổng công suất thép thô.

Giá thép hôm nay 9/7/2021: Chấm dứt đà tăng

Giá thép hôm nay 8/7/2021: Nối đà tăng mạnh

Giá thép hôm nay 7/7/2021: Duy trì đà tăng trên Sàn Thượng Hải

Giá thép Thượng Hải

Trong bối cảnh giá quặng sắt tăng lên mức cao chưa từng thấy do được thúc đẩy bởi sự phục hồi về nhu cầu thép toàn cầu, thị trường Trung Quốc đang xem xét tiềm năng thay thế hoặc bổ sung nguyên tố sắt trong sản xuất thép bằng thép tái chế, sau khi quốc gia này dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu đối với phế liệu sắt vào tháng 1/2021.

Với việc vượt qua mốc nửa đầu năm đối với phân loại mới cho thép tái chế, nhập khẩu phế liệu đã không gây áp lực lên giá quặng sắt đường biển do những hạn chế trong việc sử dụng lò oxy cơ bản, bên cạnh hiệu quả chi phí thấp và nguồn cung khan hiếm.

Tuy nhiên, phế liệu sắt chủ yếu được sử dụng trong quy trình lò điện hồ quang (EAF), một cách sản xuất thân thiện với môi trường, hơn là trong quy trình lò cao (BOF).

0134-giathep127
Giá thép hôm nay tiếp tục tăng (Ảnh minh họa)

Yếu tố này cũng nằm trong mục tiêu đầy tham vọng của Trung Quốc là đạt mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030 và trung hòa carbon trước năm 2060.

Theo S&P Global Platts Analytics, công suất sản xuất thép EAF của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 17 triệu tấn/năm lên khoảng 198 triệu tấn/năm vào năm 2021, chiếm 15% tổng công suất thép thô của quốc gia này.

Bên cạnh đó, mức tăng ròng trong công suất sản xuất thép EAF của quốc gia này ước tính sẽ vào khoảng 10 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2022 - 2023.

Một nhà sản xuất thép có trụ sở tại Hà Bắc cho biết: “Với sự phục hồi nhu cầu ở châu Âu và Mỹ, giá phế liệu toàn cầu được duy trì ở mức cao, đồng nghĩa với việc sẽ có ít lợi ích khi sử dụng thép tái chế nhập khẩu trong thời gian tới”.

Cuộc khảo sát của Platts đối với các nhà sản xuất thép Trung Quốc chỉ ra rằng, tỷ lệ sử dụng phế liệu trong các lò BOF nhìn chung nằm trong khoảng 15 - 20%, với giới hạn trên lý thuyết là 25 - 30%.

Giá thép tại miền Bắc

0300-giathep127a

Giá thép tại miền Nam

0300-giathep127a

Giá thép tại miền Trung

0301-giathep127b

Thép cuộn cán nóng Mỹ vượt 1.700 USD/tấn, dự báo sẽ tiếp tục tăng

Từ tháng 8/2020, giá thép HRC Mỹ đã tăng gần 4 lần so với mức khởi điểm chỉ 440 USD/tấn.

Giá thép đang tiếp tục tăng nhanh, lập kỷ lục mới nhờ nhu cầu ở các thị trường chủ lực hồi phục mạnh trong khi nguồn cung khan hiếm, chi phí nguyên liệu thô tăng và lượng tồn kho trên chuỗi cung ứng đang ở mức thấp.

Đặc biệt, giá thép tại Mỹ đang lên rất nhanh do các nguyên nhân sâu xa cả về phía cung và phía câu. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) Mỹ gần đây đã vượt mốc 1.700 USD/tấn lần đầu tiên kể từ khi đợt tăng giá lần này bắt đầu và được dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Từ tháng 8/2020, giá thép HRC Mỹ đã tăng gần 4 lần so với mức khởi điểm chỉ 440 USD/tấn. Trong bối cảnh cầu tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với cung như hiện nay, vẫn còn rất nhiều dư địa tăng giá. Giới phân tích dự báo đà tăng chưa từng có tiền lệ sẽ kéo dài sang quý III bởi các yếu tố cung cầu cơ bản sẽ không thay đổi nhiều.

Hoạt động sản xuất công nghiệp hồi phục khiến nhu cầu tăng mạnh. Trên khắp các ngành từ ô tô, xây dựng và cơ khí, các nhà máy tưng bừng hoạt động trở lại. Trong đó ô tô và xây dựng là 2 ngành tiêu thụ thép nhiều nhất.

Ngoài ra còn có các gói chi tiêu khổng lồ cho cơ sở hạ tầng của cả Mỹ và Trung Quốc. Theo dự đoán của Hiệp hội thép thế giới (WSA), nhu cầu thép sẽ tăng 5,8% trong năm 2021, lên 1.874 tấn sau khi giảm 0,2% trong năm ngoái. Riêng tại thị trường Trung Quốc con số là 3%.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm