Giá nguyên liệu thép xây dựng có xu hướng chững lại

Cập nhật: 09:44 | 19/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) giá quặng sắt ngày 6/7 giao dịch ở mức 221,5 - 222 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân (Trung Quốc) tăng khoảng 20 USD/tấn so với thời điểm 7/6, tăng khoảng 10 USD/tấn so với ngày 7/5.

Giá thép hôm nay 16/7/2021: Tiếp tục đi lên trên Sàn Thượng Hải

Thép Nam Kim (NKG) báo lãi nửa đầu năm gấp 20 lần cùng kỳ

Giá thép hôm nay 15/7/2021: Sát ngưỡng 5.600 nhân dân tệ/tấn

Cụ thể, giá phôi thép nhập khẩu giữ mức 673 - 677USD/tấn vào cuối tháng 6, giảm khoảng 7 USD/tấn so với tháng 5.

Giá than mỡ luyện cốc, xuất khẩu tại cảng Australia (giá FOB) ngày 7/6 premium Hard coking coal có giá khoảng 200 USD/tấn, tăng 33 USD/tấn so với đầu tháng 6, trong khi giá cốc tại thị trường nội địa Trung Quốc tăng cao.

Giá thép phế HMS 1⁄2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 518 USD/tấn CFR Đông Á ngày 30/6. Mức giá này tăng 10 USD/tấn so với hồi đầu tháng 6. Giá thép phế chào bán tại các thị trường Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á có xu hướng tăng nhẹ.

Trong 6 tháng đầu năm, giá than điện cực của Trung Quốc đã tăng khoảng 30% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6. Hiện tại, giá GE loại 600mm UHP công suất cực cao hiện được đánh giá ở mức 4.100 USD/tấn và loại 450mm HP được giao dịch ở mức 3.200 USD/tấn.

4220-giathep197
Giá nguyên liệu thép có xu hướng chững lại (Ảnh minh họa)

Trong tháng 6, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép có xu hướng ổn định theo đà chững lại của giá nguyên liệu thị trường khu vực và thế giới.

Giá bán thép trong nước ở mức bình quân khoảng 16.200 - 16.500 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể.

Theo Bộ Tài chính, giá thép xây dựng trong nước vừa qua liên tục tăng mạnh chủ yếu do tăng giá nguyên liệu sản xuất thép và nghình thép phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

Bộ vừa có văn bản đề xuất Chính phủ tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 0% lên 5% để ổn định nguồn cung trong nước, giúp doanh nghiệp giảm chi phí trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng cao.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết và dịch COVID-19, VSA dự báo bán hàng thép xây dựng tháng 7 sẽ có nhiều khó khăn khi bước vào mùa mưa, sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà sản xuất thép xây dựng hàng đầu Việt Nam.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều công trình tạm thời hoãn lại khiến việc giao dịch hàng thép chậm lại.

Trong khi đó, nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Mỹ tăng đột biến. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại trong tháng 6 đạt gần 708 nghìn tấn, giá trị hơn 325 triệu USD, không biến đổi về lượng và tăng 13% về giá trị so với tháng 5.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá hơn 1,4 tỷ USD tăng 32% về lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 2,2 lần so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu phế liệu thép trong tháng 6 đạt 459 USD/tấn, tăng 13% so với tháng 5 và tăng gần gấp đôi so với tháng 6/2020.

Tính chung 6 tháng đầu năm, giá nhập khẩu phế liệu thép đạt 411 USD/tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đầu tháng 6, giá thép phế HMS 1⁄2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 518 USD/tấn CFR Đông Á ngày 30/6. Mức giá này tăng 10 USD/tấn so với hồi đầu tháng 6. Giá thép phế chào bán tại các thị trường Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á có xu hướng tăng nhẹ.

Giá phế nội địa tăng 300 đồng/kg - 800 đồng/kg, giữ mức 10.000/kg - 10.800 đồng/kg. Giá phế nhập khẩu giảm 5 USD/tấn giữ mức 513 USD/tấn cuối tháng 6.

Trong nửa đầu năm 2021, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu lượng lớn phế liệu thép từ các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, Australia và Hong Kong. Đáng chú ý, trong tháng 6, nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Mỹ đạt 274 nghìn tấn, tương đương 124,5 triệu USD, tăng hơn 2 lần về lượng và giá trị so với tháng 5.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép của Mỹ tăng mạnh, đạt hơn 814 nghìn tấn, tương đương hơn 337 triệu USD, tăng 2,5 lần lượng, tăng 4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước, chiếm 24% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Australia đạt gần 259 nghìn tấn, tương đương gần 116 triệu USD, tăng mạnh 76% về lượng, tăng 191% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Hong Kong đạt 258 nghìn tấn, tương đương 112,5 triệu USD, tăng 22% về lượng, tăng gấp đôi về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước. Lượng nhập khẩu phế liệu sắt thép từ hầu hết các thị trường đều tăng, chỉ riêng thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm nhẹ.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Nhật Bản, thị trường lớn nhất trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 1,4 triệu tấn, tương đương hơn 638 triệu USD, giảm 6% về lượng nhưng tăng 54% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 45% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm