Giá dầu và bài toán kiếm soát lạm phát

Cập nhật: 11:54 | 27/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Ăn theo "cơn lốc" giá dầu sụt giảm vừa qua, trái ngược với hình ảnh các doanh nghiệp "đầu nguồn" bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình khai thác, sản xuất, rất nhiều lĩnh vực "cuối nguồn" lại được hưởng nhiều lợi ích tích cực từ động thái sụt giảm này.

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, Việt Nam vừa khai thác dầu để xuất khẩu, vừa là nước nhập khẩu nên giá dầu thô lao dốc sẽ có tác động 2 chiều.

Ðứng ở góc độ là nước khai thác dầu để xuất khẩu, việc giảm giá dầu thô sẽ làm giảm giá trị của sản lượng khai thác, do đó ảnh hưởng tới hoạt động của ngành khai thác dầu khí.

Tuy nhiên, kế hoạch khai thác dầu thô của Việt Nam năm sau thấp hơn năm trước nên nếu xét về tổng thể, việc dầu thô giảm giá sẽ không tác động nhiều đến tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

gia dau va bai toan kiem soat lam phat
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Dưới góc độ là nước nhập khẩu, giá dầu thô giảm cũng đồng nghĩa với việc giá xăng dầu giảm. Việc nhập khẩu xăng dầu với giá rẻ hơn sẽ tác động làm giảm giá thành sản phẩm trong nước, qua đó kích thích sản xuất.

Do Việt Nam phải nhập khẩu nhiều dầu thô để chế biến và nhập khẩu xăng dầu sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng, nên giá dầu sụt giảm sẽ tác động tích cực đến sản xuất và tiêu dùng trong nước.

“Ðối với tổng thể tăng trưởng chung của nền kinh tế, tác động của giá dầu giảm sẽ thuận lợi nhiều hơn. Lý do là vì xăng dầu là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành kinh tế, việc giảm giá xăng dầu làm cho chi phí sản xuất giảm, giá thành sản phẩm giảm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hơn nữa, khi giá xăng dầu giảm, chỉ số CPI cũng sẽ giảm.

Vừa qua, giá xăng dầu giảm là một trong những yếu tố quan trọng khiến chỉ số giá tiêu dùng của cả nước tháng 2, tháng 3 và tháng 4 giảm, giúp CPI bình quân của quý I và 4 tháng đầu năm 2020 giảm dần so với CPI bình quân của tháng 1 và 2 tháng đầu năm. Ðiều này giúp cho việc kiểm soát lạm phát của nền kinh tế có khả năng thấp hơn mục tiêu 4% của Quốc hội đặt ra. Cho nên, nền kinh tế sẽ có lợi trong kiểm soát CPI”, ông Lâm nói.

Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập siêu xăng dầu từ năm 2015 đến nay, trong đó năm 2019 nhập siêu 5,6 tỷ USD. Có thể thấy, giá dầu giảm là yếu tố tích cực giúp Việt Nam giảm chi phí nhập khẩu xăng dầu, tác động tích cực đối với tiêu dùng của người dân và hoạt động của doanh nghiệp.

Giá xăng dầu giảm giúp giảm chi phí đầu vào, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, cũng như cải thiện lợi nhuận nói chung. Tổng thể, giá dầu giảm làm giảm áp lực lên lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô tuy nhiên lại hưởng đến nguồn thu ngân sách, hoạt động đầu tư, khai thác và lọc hóa dầu.

Nhìn nhận về mặt trái của việc này, Tổng cục Thống kê nhận định, việc dầu thô giảm giá vào thời điểm này không có tác dụng thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong ngắn hạn. Giá xăng dầu giảm sâu chỉ thực sự có tác động khi nền kinh tế bình ổn.

Xem thêm "Sụt giảm giá dầu và "sức đề kháng" của doanh nghiệp dầu khí" tại đây...

gia dau va bai toan kiem soat lam phat Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông tin về tình hình giá dầu thế giới

KTCKVN - Trước tình hình giá dầu trên thế giới lao dốc trong thời gian gần đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã ...

gia dau va bai toan kiem soat lam phat Nhiều doanh nghiệp hưởng lợi từ sự kiện giá dầu

KTCKVN - Theo nhiều chuyên gia, các ngành sản xuất nhựa, phân bón, hóa chất, năng lượng… sử dụng nguyên liệu từ ngành công nghiệp hóa ...

gia dau va bai toan kiem soat lam phat Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Tiếp tục giảm mạnh

KTCKVN - Giá xăng dầu hôm nay vẫn đang bất ổn, ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới đang ở giai đoạn khủng hoảng nhất ...

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm