Giá cà phê tăng trong bối cảnh tồn kho thấp nhất trong nhiều năm

Cập nhật: 15:15 | 12/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong tháng 8 chỉ số giá cà phê toàn cầu được tổng hợp bởi ICO (I-CIP) đã tăng 4,9% so với tháng trước, lên mức trung bình 200,1 US cent/pound. Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong tháng trước.

Giá cà phê hôm nay 9/9/2022: Đầu cơ chốt lời khi đồng USD "đứng đỉnh"

Giá cà phê hôm nay 10/9/2022: Đồng loạt tăng, trong nước sát 49.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 12/9/2022: Thị trường trong nước tăng nhẹ, còn nhiều biến động phía trước

Giá cà phê toàn cầu bật tăng trong tháng 8

Giá cà phê robustas tăng mạnh nhất, tăng tới 9,2% lên mức bình quân 109,6 US cent/pound. Giá cà phê arabica Colombia và arabica khác cũng tăng lần lượt là 3,4% và 4,9%, đạt 295,7 US cent/pound và 268,4 US cent/pound; còn arabica Brazil tăng 3,3% lên mức 221,9 US cent/pound.

Trên sàn giao dịch kỳ hạn New York và London, giá cà phê arabica tăng 3,2% trong khi robusta tăng tới 10,2%. Do đó chênh lệch giá giữa thị trường kỳ hạn New York và London đã giảm 1,2%, xuống còn 119,8 US cent/pound trong tháng 8 từ mức 121,2 US cent/pound của tháng 7.

Giá cà phê tăng trong bối cảnh tồn kho thấp nhất trong nhiều năm
Nguồn ảnh: Internet

Giá cà phê tăng cao trở lại trong bối cảnh tồn kho cà phê toàn cầu sụt giảm mạnh. Đóng cửa tháng 8, tồn kho cà phê được chứng nhận trên sàn New York ở mức 0,7 triệu bao, giảm 6,5% so với tháng trước và là mức thấp nhất trong hơn 20 năm. Trong khi đó, tồn kho cà phê robusta trên sàn London cũng giảm tới 10,9%, xuống chỉ còn 1,6 triệu bao.

Xuất khẩu đi ngược với thị trường

Luỹ kế trong 10 tháng đầu niên vụ 2021-2022 (tháng 10/2021 đến tháng 7/2022), xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 0,3% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 108,8 triệu bao. Nhìn chung xuất khẩu giảm ở hầu khắp các khu vực ngoại trừ châu Á và châu Đại Dương.

Cụ thể, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ đã giảm 8,5% trong 10 tháng đầu niên vụ hiện tại, đạt 42,2 triệu bao. Trong giai đoạn này, các lô hàng từ Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới giảm tới 12,4%, xuống còn 32 triệu bao từ mức 37,2 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020-2021.

Khối lượng xuất khẩu của Colombia cũng giảm 13,2% từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 7 năm nay, chỉ đạt 10,3 triệu bao. Chủ yếu do điều kiện thời tiết bất lợi kéo dài làm giảm nguồn cung cà phê của nước này.

Ngược lại, xuất khẩu cà phê từ khu vực châu Á và châu Đại Dương trong tháng 7 tăng 4% lên 3,2 triệu bao. Qua đó đưa xuất khẩu của khu vực này trong 10 tháng đầu niên vụ lên 37,6 triệu bao, tăng mạnh 16% so với niên vụ trước.

Giá cà phê tăng trong bối cảnh tồn kho thấp nhất trong nhiều năm

Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ 2 và là nhà cung cấp robusta lớn nhất thế giới đã xuất khẩu gần 2 triệu bao cà phê trong tháng 7, giảm 1,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu niên vụ 2021-2022 xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn tăng mạnh 17,9% lên 24,7 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi trong tháng 7 đạt 1,4 triệu bao, giảm 13,1% so với cùng kỳ. Trong 10 tháng đầu vụ hiện tại, xuất khẩu của khu vực này đạt 11,4 triệu bao, giảm so với 11,8 triệu bao của cùng kỳ 2020-2021.

Xuất khẩu cà phê nhân giảm sút trong khi cà phê hoà tan tiếp tục tăng

Trong tháng 7, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đạt 9 triệu bao, giảm 8,8% so với 9,9 triệu bao của cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này được ghi nhận trên cả bốn nhóm cà phê, riêng arabica Colombia giảm mạnh nhất với mức giảm 12,5%.

Mức giảm hai con số này của cà phê arabica Colombia khiến xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu chuyển từ mức tăng 0,1% trong 9 tháng đầu niên vụ sang giảm 0,8% sau 10 tháng, đạt 98,1 triệu bao.

Colombia, nước xuất khẩu chính của nhóm cà phê này đã ghi nhận khối lượng xuất khẩu cà phê nhân xanh giảm 15,7% trong tháng 7, xuống còn 0,9 triệu bao - thấp nhất kể từ tháng 7/2017. Chủ yếu là do sản lượng trong nước giảm mạnh 22% xuống còn 944.000 bao, so với hơn 1,2 triệu bao cùng kỳ năm 2021.

Tình hình xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu trong 10 tháng đầu niên vụ 2021-2022 (Nguồn: ICO
Tình hình xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu trong 10 tháng đầu niên vụ 2021-2022 (Nguồn: ICO)

Nhóm cà phê arabica Brazil sau khi phục hồi trong tháng 5 và tháng 6 cũng đã giảm trở lại trong tháng 7, với mức giảm 6,7% xuống còn 2,6 triệu bao. Sự sụt giảm này là do ảnh hưởng bởi tắc nghẽn chuỗi cung ứng và sự chậm trễ trong thu hoạch. Tính chung 10 tháng đầu niên vụ, xuất khẩu nhóm arabica Brazil đã giảm 6,8%, đạt 31,7 triệu bao.

Xuất khẩu nhóm cà phê arabica khác cũng giảm 9,9% trong tháng 7 và giảm 0,9% trong 10 tháng đầu niên vụ 2021-2022. Trong khi đó, xuất khẩu của nhóm cà phê robusta giảm 8,4% trong tháng 7, nhưng tăng 4,8% trong 10 tháng đầu niên vụ lên 35,9 triệu bao.

Chủng loại cà phê xuất khẩu trong 10 tháng đầu niên vụ 2021-2022Nguồn: ICO
Chủng loại cà phê xuất khẩu trong 10 tháng đầu niên vụ 2021-2022 (Nguồn: ICO)

Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu trong tháng 7 tiếp tục tăng mạnh 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên hơn 1 triệu bao. Trong 10 tháng đầu niên vụ 2021-2022, tổng cộng đã có 10 triệu bao cà phê hòa tan được xuất khẩu trên toàn cầu, tăng 4,3% so với mức 9,5 triệu bao của cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 7, xuất khẩu cà phê rang xay cũng ghi nhận mức tăng 3,4% lên 67.101 bao từ 64.290 bao của cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm