Doanh nghiệp và bài toán thích ứng trong môi trường hội nhập: Bài học từ Hiệp định CPTPP

Cập nhật: 11:31 | 21/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Với một thị trường có độ mở cao, các hiệp định thương mại EVFTA và EVIPA sẽ là sức ép đủ lớn ở thời điểm hiện tại để kinh tế Việt Nam tạo bước đà trong những tiến trình sắp tới...

Chiều 20/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA; Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA).

Cơ hội vàng

Theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP. HCM), việc sớm thông qua 2 hiệp định này mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam đặc biệt là thúc đẩy thương mại 2 chiều.

Minh chứng bằng các con số, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết, năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu chiếm 11% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 41,7 tỷ USD, chiếm 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Khi hiệp định có hiệu lực, các dòng thuế về 0% sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam đi vào EU nhiều hơn.

doanh nghiep va bai toan thich ung trong moi truong hoi nhap bai hoc tu hiep dinh cptpp
Ông Vũ Tiến Lộc (Đoàn Thái Bình)

Bên cạnh đó, người dân và doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với hàng hóa, máy móc thiết bị với giá cả phải chăng và chất lượng tốt.

Còn theo Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội), Chính phủ đã có dự thảo kế hoạch hành động để thực hiện. Đại biểu đề nghị các cấp, các ngành cần bắt tay ngay vào thực hiện các nhiệm vụ được phân công, tạo sân chơi hấp dẫn cho doanh nghiệp. Hàng hóa, sản phẩm đạt chất lượng chính là tấm vé để bước chân vào sân chơi này.

Theo Đại biểu, việc Hiệp định đòi hỏi nghiêm ngặt các điều kiện sẽ vừa là cơ hội, vừa là sức ép để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi cung ứng khép kín.

Tuy nhiên, yêu cầu phải đổi mới, cải cách mạnh mẽ vẫn là một vấn đề lớn đối với Việt Nam.

Theo Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Thái Bình), trong bối cảnh hiện nay, 2 Hiệp định này càng có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường gần 450 triệu dân của nền kinh tế thuộc loại giàu có nhất trên thế giới, đẩy mạnh khai thông dòng chảy vốn, cải thiện vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

“Đây cũng là cơ hội để chúng ta có động lực cải cách thể chế, tăng trưởng, tạo nhiều công ăn việc làm - là đích đến cuối cùng của mọi con đường phát triển. QH bấm nút phê chuẩn 2 hiệp định chính là bấm nút chính thức thông xe cho con đường cao tốc tới Liên minh châu Âu, nhưng để vận hành trơn tru thì còn gian nan. Muốn làm được, phải thiết kế các đường gom, lối mở để doanh nghiệp đi lên đường cao tốc là các nghị định, thông tư hướng dẫn” - ĐB Vũ Tiến Lộc nói.

Tuy nhiên, ông Lộc cũng bày tỏ quan ngại khi vẫn còn tình trạng chậm ban hành các văn bản hướng dẫn. Ông cho rằng, đến nay vẫn còn nợ văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định CPTPP, sự phối hợp của các bộ, ngành chưa hài hòa và “mong thực trạng này không diễn ra đối với việc thực thi Hiệp định EVFTA”.

Doanh nghiệp Việt vẫn chưa thích nghi tốt với môi trường mới

Nhiều khả năng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2020. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần cho "cuộc chơi đỉnh cao" trong thời gian tới.

doanh nghiep va bai toan thich ung trong moi truong hoi nhap bai hoc tu hiep dinh cptpp

Trước đó hồi đầu tháng 2, Viện Nghiên cứu Kinh tế và quản lý Trung ương (CIEM) đã công bố một con số đáng lưu ý khi tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam chỉ đạt khoảng 39% trong năm 2018 – 2019. Đây cũng chính là khoảng thời gian nhìn lại 1 năm sau khi Hiệp định CPTPP – vốn mang nhiều kỳ vọng, có hiệu lực.

Nghiên cứu của CIEM chỉ ra rằng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ CPTPP ở một số thị trường chưa cao, trừ Mexico và Canada. Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang 6 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định chỉ tăng 8,3% và kim ngạch nhập khẩu tăng 1%. Mức độ quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam với những thị trường mới cũng chưa có nhiều đột biến.

Trưởng ban nghiên cứu Tổng hợp CIEM – ông Nguyễn Anh Dương cho rằng dù đã được viết thành văn bản nhưng cách hiểu về chương thương mại và phát triển bền vững giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác trong CPTPP có nhiều sự khác biệt.

Ông đặc biệt nhấn mạnh việc hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ hiểu về thuế quan, cắt giảm thuế quan chứ chưa hiểu đầy đủ cũng như có hệ thống về các khía cạnh khác như xuất xứ, công nghệ… Ví dụ dễ thấy là Australia đã dừng việc xuất khẩu trâu bò sống sang Việt Nam vì quy trình giết mổ chưa đảm bảo tính nhân đạo theo tiêu chuẩn của thị trường này.

Theo đó, những vấn đề thực tiễn từ thực thi CPTPP cũng có thể trở thành câu chuyện của EVFTA về sau.

Cần chuẩn bị tâm thế

Theo ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham nhấn mạnh: Hiệp định chỉ là bước khởi đầu của giai đoạn mới. Bên cạnh những dự báo lạc quan về tiềm năng, cơ hội thị trường thì thách thức lớn nhất sau khi EVFTA được thông qua chính là việc đảm bảo các nguyên tắc, thuận lợi mới trong hiệp định được phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp.

Theo phân tích của ông Christian Ewert, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại nước ngoài (Amfodi), doanh nghiệp Việt muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành nhà cung cấp cho thị trường thương mại tự do phải đảm bảo các yếu tố bền vững trong nguồn cung hàng hoá, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ…

"Phát triển bền vững sẽ thúc đẩy hình thành những chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ xanh", ông nhấn mạnh.

Mặt khác, Việt Nam đang được xem là điểm đến mới của sự chuyển dịch đầu tư, đặc biệt trong xu hướng Trung Quốc + 1. Tuy nhiên, việc đón dòng vốn mới như thế nào, phát triển kinh tế có bền vững hay không trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của Việt Nam.

Do đó, phát triển bền vững không nên bị nhìn nhận như là gánh nặng. Nó là thách thức nhưng đồng thời mang tính cơ hội thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp đổi mới, tối ưu hóa trong sản xuất, kinh doanh. Và EVFTA sẽ là sức ép lớn ở thời điểm hiện tại để kinh tế Việt Nam tạo bước đà trong những tiến trình sắp tới.

doanh nghiep va bai toan thich ung trong moi truong hoi nhap bai hoc tu hiep dinh cptpp Hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

Cùng với Hiệp định EVFTA, Hiệp định EVIPA sẽ tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của ...

doanh nghiep va bai toan thich ung trong moi truong hoi nhap bai hoc tu hiep dinh cptpp Doanh nghiệp dệt may và điều kiện đi "cao tốc" EVFTA

KTCKVN - Hầu hết các doanh nghiệp mong đợi đơn hàng sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2020. Tuy nhiên, còn nhiều điều kiện ...

doanh nghiep va bai toan thich ung trong moi truong hoi nhap bai hoc tu hiep dinh cptpp EVFTA sẽ mang lại bao nhiêu vốn cho kinh tế Việt?

Theo TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - ...

Hữu Dũng

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm