Điều kiện để thành lập, cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án

Cập nhật: 08:28 | 23/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Điều kiện thành lập, cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án được thành lập khi nào? Trường hợp nào được thành lập ban quản lý dự án chuyên ngành.

dieu kien de thanh lap co cau to chuc ban quan ly du an

Khái niệm hợp đồng theo đơn giá cố định? Quy định về hợp đồng theo đơn giá cố định?

dieu kien de thanh lap co cau to chuc ban quan ly du an

Thời hạn ký hợp đồng sau khi đăng tải thông tin kết quả đấu thầu

dieu kien de thanh lap co cau to chuc ban quan ly du an

Quy định về hợp đồng thầu phụ, sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu

Khi thực hiện các công trình xây dựng thì cần phải xây dựng dự án đầu tư để xác định được tiến độ cũng như dự trù được kinh phí để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đó, cũng là cơ sở để nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý cũng như cấp phép thực hiện đầu tư, đối với các nhà đầu tư thì khi xây dựng được dự án đầu tư cũng sẽ xác đinh trước được hướng đi, xác định được hiệu quả của dự án mang lại thu hút vốn góp cũng như những tổ chức tín dụng hỗ trợ cấp vốn hoạt động dự án. Đó chính là tổng hợp những đề xuất liên quan đế vốn, thời gian cũng như kinh phí thực hiện dự án xây dựng mới, cải tạo hay là sửa chữa nâng cao chất lượng, dịch vụ công trình.

Trong giai đoạn mới bắt đầu dự án sẽ được thực hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo liên quan đến kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng cũng như khả thi đầu tư xây dựng trong dự án. Tổ chức thực hiện dự án hiệu quả đi đúng tiến độ thì luôn phải có một ban quản lý dự án vậy thành lập cúng như cơ cấu tổ chức của ban quản lý dư án được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là một số quy định của pháp luật có liên quan như sau:

dieu kien de thanh lap co cau to chuc ban quan ly du an
Ảnh minh họa

Thứ nhất : Điều kiện để thành lập ban quản lý dự án.

Những dự án thuộc chuyên nghành hay tuyến công trình thuộc cùng trên một địa bàn thì Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Bộ trưởng hay chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc có thể là chủ tịch ủy ban nhân dân, đối với doanh nghiệp nhà nước thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết đinh thành lập Ban quản lý dự án khu vực hay chuyên nghành.

Như vậy thì khi có công trình chuyên nghành hay công trình trên địa bàn thì sẽ được thành lập ban dự án việc thành lâp dự án do chủ thể có thẩm quyền nào quyết định còn phụ thuộc vào hạng muc công trình đó.

Ban quản lý dự án khu vực hay chuyên nghành được giao thực hiện chủ đầu tư một số dự án và tiến hành thực hiện quản lý cũng như thược hiện tư vấn quản lý dự án khi cần thiết và có trách nhiệm sau: Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư như được lập và tiến hành quản lý dự án khi đáp ứng đủ điều kiện, được phép yêu cầu các cơ quan hữu quan cung cấp những tài liệu, thông tin liên quan đến dự án, có chức năng giao kết hợp đồng với nhà thầu, cũng như có thẩm quyền để thành lập, tổ chức, quản lý hay giải thể Ban quản lý dự án trong phạm vi thẩm quyền của mình. Ngoài ra còn được trực tiếp quản lý đối với dự án do người đầu tư giao, sau khi cong trình hoàn thành thực hiện nhiệm vụ bàn giao công trình cho cơ quan, có khả năng để tiến hàn quản lý cũng như vận hành, khai thác sử dụng công trình.

Bên cạnh đó còn thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với những dự án khác khi mà có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+) Hình thức tổ chức của ban quản lý dự án.

Thực hiện dự án đầu tư tùy theo quy mô lớn hay nhỏ, tính chất của dự án cũng như nguồn vốn mang nhà đầu tư có, điều kiện khả thi để thực hiện chủ thể đầu tư sẽ quyết định áp dụng theo một trong những hình thức sau cho phù hợp với mục đích của dự án.

Ban dự án đầu tưu xây dựng khu vực hay chuyên nghành sẽ được áp dụng đối với dự án mà sử dụng nguồn vốn của nhà nước chứ không phải tư nhân hay những dự án chuyên nghành sử dụng vốn của tập đoàn kinh tế hay công ty thuộc nhà nước.

Đối với công trình được sử dụng vốn nhà nước với quy mô thuộc nhóm A trong đó có công trình đặc biệt, được sử dụng và áp dụng công nghệ cao đã được Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ xác nhận bằng văn bản, ngoài ra còn những dự án liên quan đến bí mật nhà nước hay an ninh quốc phòng cũng được áp dụng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án chứ không thành lập ban quản lý dự án đối với những dự án không sử dụng vốn nhà nước những dự án có tính chất riêng lẻ hay đặc thù.

Các dự án sửa chữa hay cải tạo với quy mô không lớn, những dự án có tham gia của cộng đồng người dân thì chủ đầu tư sẽ sử dụng bộ máy trực thuộc mà chuyên mon về lĩnh vực đó để thực hiện dự án.

Tuy nhiên khi hoạt động theo những hình thức trên thì cần phải có điều kiện về năng lực theo quy định thì mới được phép tổ chức thực hiện.

+) Ban quản lý dự án xây dựng chuyên nghành hay khu vực có thể thực hiện quản lý dự án theo khu vục hành chính hay có thể trên cùng một hướng tuyến, thuộc cùng một chuyên nghành hoặc quản lý sử dụng vốn ODA, nha tài trợ.

Ngoài ra ban quản lý dự án có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn của mình.

+) Ban quản lý đầu tư một dự án trường hợp với cong trình đặc biệt, sử dụng vốn nhà nước, áp dụng khoa học công nghệ cao vào thực hiên. Đối với Ban quản lý dự án này có con dấu và cũng có tài khoản riêng, được thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền.

Thứ hai: Cơ cấu tổ chức.

+) Cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án khu vực và chuyên nghành được tổ chức được quy định tại quy định Thông tư 16/2016TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 59/2015NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:

- Ban quản lý dự án gồm một số phòng ban như sau: Đầu tiên phải có Ban giám đốc, văn phòng hoạt động và một số phòng ban theo từng chức năng, nhiệm vụ, các phòng ban thực hiện Điều hành dự án đang thực hiện. Trong thời gian hoạt động tùy thuộc vào quy mô, điều kiện của dự án cũng như số lượng thì chủ thể có thẩm quyền có thể tổ chức các phòng trực thuộc thực hiện từng chức năng nhiệm vụ kết hợp với những nhiệm vụ được giao để trình lên người có thẩm quyền để quyết định thành lập Ban quản lý dự án quyết định số lượng của các phòng ban.

- Về nhân sự của Ban quản lý dự án: Chủ thể có thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án sẽ có thẩm quyền bổ nhiệm hay miễn nhiệm đối với Giám đốc, phó giám đốc hay kế toán trưởng cua ban quản lý dự án.

Giám đốc ban quản lý thực hiện dự án có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm hay miễn nhiệm những viên chức của Ban quản lý dự án, tuyển dụng và sử dựng theo đúng quy định. quy dịnh nhiệm vụ của các phòng trực thuộc, giám sát các hoạt động của ban quản lý để không trồng chéo trong thực hiện chức năng của chủ đầu tư.

Còn có Giám đốc quản lý dự án đó là chức danh thuộc chuyên môn quản lý dự án được Giám đôc Ban quản lý dự án bổ nhiệm hay miễn nhiệm theo quy định, sẽ được bố trí làm việc tại các phòng thuộc Điều hành dự án.

Để được bổ nhiệm hay tuyển dụng làm nhân sự trong Ban quản lý dự án thì phải đáp ứng được điều kiên về năng lực, những dự án thuộc nguông vốn ODA, vốn vay ưu đãi do nhà tài trợ nước ngoài cấp thì nhân sự chu chốt trong ban quản lý dự án ngoai những điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ thì còn cần phải có trình độ về ngoại ngữ phù hợp với dự án thực hiện. Số lượng nhân sự trong Ban quản lý dự án sẽ dựa trên cơ sở Đề án vị trí việc làm, cơ cấu viên chức đã được phê duyệt. Ban quản lý dự án được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ và tự chịu trách nhiệm về chức năng nhiệm vụ của mình, ngoài ra còn thực hiện việc ủy thác để quản lý dự án, nếu quản lý nhiều dự án tại cùng một thời điểm thì Ban quản lý dự án có thể thực hiện việc thuê những tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực để tư vấn thực hiện một số công việc cụ thể.

+) Ban quản lý dự án phải đáp ứng được những điều kiện như sau:

Giám đốc ban quản lý dự án phải đáp ứng được những điều kiện như quản lý dự án hạng I phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I, ngoài ra có chứng chỉ giám sát thi công xây dựng hạng I, đã là chỉ huy trưởng công trường hạng I. Còn dự án hạng II thì cần có chứng chỉ thiết kế hạng II, giám sát thi công hạng II, chỉ huy trưởng công trình hạng II, giám đốc quản lý dự án một nhóm , nhóm C. Đối với trường hợp giám đốc dự án hạng ba có chứng chỉ thiết kế giám sát thi công xây dựng hạng b, chỉ huy trưởng công trình hạng ba.

Đối với những người thực hiện công việc trong các lĩnh vực thì cần phải có những chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc mà mình phụ trách và trong dự án đó phải có ít nhất hai mươi người có chuyên môn về các lĩnh vực trong dự án đối với dự án cấp tỉnh va mười người đối với dự án cấp huyện.

Minh Phương