Đại Thiên Lộc (DTL) - Cổ phiếu nằm ngoài cuộc chơi chứng khoán

Cập nhật: 11:32 | 20/11/2020 Theo dõi KTCK trên

Thống kê trên 2 sàn niêm yết HOSE và HNX tính đến hết phiên 18/11, vẫn có 15 cổ phiếu đang ở quanh vùng giá đáy của năm 2020. Cổ phiếu DTL của CTCP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) với mức giảm hơn 78% thị giá đã xuất sắc ngự trị nhóm này.

Sau khi lao dốc hồi đầu năm và lập đáy tại phiên 30/3, thị trường chứng khoán đã có khoảng thời gian hồi phục mạnh trở lại với sự bùng nổ giao dịch của nhà đầu tư mới (F0). Lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước liên tục đạt mức trên 30.000 đơn vị mỗi tháng. Các chỉ số đi lên bất chấp đà bán ròng rất mạnh của khối ngoại.

2953-dtl
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Tính đến phiên 18/11, VN-Index đứng ở mức 973,53 điểm, tương ứng tăng 1,3% so với cuối năm 2019. HNX-Index thậm chí còn tăng 43%. Một số chuyên gia và công ty chứng khoán còn nhận định VN-Index sẽ hướng đến thử thách mốc quan trọng 990 - 1.000 điểm trong thời gian tới.

Rất nhiều cổ phiếu lớn nhỏ đều đã trở lại, thậm chí vượt mức giá hồi cuối năm 2019 - đồng pha với diễn biến các chỉ số chứng khoán thời gian qua. Theo đó, những cái tên đáng chú ý có thể kể đến CTG của VietinBank (HOSE: CTG), HPG của Hòa Phát (HOSE: HPG), MSN của Masan Group (HOSE: MSN), VPB của VPBank (HOSE: VPB), ACB của Ngân hàng Á Châu (HNX: ACB)...

Tuy nhiên, bất chấp diễn biến hồi phục chung, vẫn có nhiều cổ phiếu đi ngược lại xu hướng này.

Thống kê trên 2 sàn niêm yết HOSE và HNX tính đến hết phiên 18/11, vẫn có 15 cổ phiếu đang ở quanh vùng giá đáy của năm 2020.

Các cổ phiếu trên 2 sàn niêm yết đang ở cùng đáy của năm 2020.

Các cổ phiếu trên 2 sàn niêm yết đang ở cùng đáy của năm 2020 (Đơn vị: Đồng/cổ phiếu)

DTL: Trắng tay từ đầu năm

Tiêu biểu, cổ phiếu DTL của CTCP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) chốt phiên 18/11 đứng ở mức chỉ 5.650 đồng/cổ phiếu, giảm 67% so với thời điểm thị trường tạo đáy hôm 30/3 và giảm 78% so với mức đỉnh của năm 2020 là 26.100 đồng/cổ phiếu ngày 7/1.

Với đà giảm này, vốn hóa thị trường của DTL đã mất hơn 3/4 thị giá còn hơn 340 tỷ đồng.

Đại Thiên Lộc hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lá mạ kẽm (tôn kẽm), thép lá mạ màu (tôn màu), mạ hợp kim nhôm – kẽm (tôn lạnh), thép lá cán nguội, thép ống/hộp…

Hiện cổ phiếu này vẫn nằm trong diện kiểm soát từ 27/4/2020 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2020 âm 105,590 tỷ đồng.

Trước đó cuối năm 2019, công ty đã trình cổ đông phương án hủy niêm yết tự nguyên trên HOSE nhưng không được thông qua.

Về kết quả kinh doanh, năm 2019, công ty lỗ ròng lên đến 140 tỷ đồng, tăng vọt so với mức lỗ 17 tỷ đồng của năm 2018.

Vào thời điểm cuối tháng 4 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt bà Nguyễn Thanh Loan do sử dụng 5 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu DTL. Bà Nguyễn Thanh Loan là con gái của Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Nghĩa, từng nắm giữ vị trí Tổng Giám đốc nhưng đã từ nhiệm.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của DTL đạt hơn 1.049 tỷ đồng, giảm gần 83% so với cùng kỳ năm ngoái; lỗ ròng hơn 145 tỷ đồng.

Theo giải trình của DTL, sở dĩ doanh thu giảm mạnh và lỗ ròng trong 9 tháng đầu năm nay do cạnh tranh khốc liệt ở thị trường trong nước, trong khi thị trường xuất khẩu gặp khó do COVID-19 và các biện pháp tự vệ thương mại của các quốc gia. Bên cạnh đó, giá tôn, thép trong nước biến động mạnh, nhu cầu tiêu thụ giảm cũng làm cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Trên thực tế, tại thị trường thép trong nước, tình trạng cung thép vẫn đang vượt cầu, cùng với đó giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng giá bán thành phẩm gần như chỉ tăng nhẹ khiến DTL gặp rất nhiều khó khăn.

Trong khi đó, thị trường xuất khẩu thép đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 khiến DTL gần như phải dừng các đơn hàng.

Trước đây, sản phẩm của công ty có mặt tại nhiều thị trường như Nam Phi, châu Âu, Ba Lan, Ấn Độ…, nhưng thời gian qua, các thị trường này tạm dừng nhập hàng vì dịch bệnh.

Hiện DTL bắt đầu nhận được một số đơn hàng xuất khẩu nhưng khối lượng không nhiều. Theo đó, DTL đang kỳ vọng từ nay đến cuối năm và sang năm 2021, tình hình sẽ khả quan hơn.

Diễn biến giá cổ phiếu DTL. Nguồn: VNDirect.

Diễn biến giá cổ phiếu DTL từ đầu năm (Nguồn: VNDirect)

DAH, HNG: Cổ phiếu khó gượng vì thua lỗ

Cổ phiếu DAH của Tập đoàn Khách sạn Đông Á (HOSE: DAH) chốt phiên 18/11 ở mức 4.050 đồng/cổ phiếu. Diễn biến của cổ phiếu DAH từ đầu năm đến nay là khá đặc biệt. Dù là ngành chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 7, DAH tăng từ 7.890 đồng/cổ phiếu lên đến 18.050 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, kể từ khi lập đỉnh hôm 1/7, DAH đã liên tục lao dốc và giảm đến 77% từ đỉnh này.

Diễn biến giá cổ phiếu DAH từ đầu năm. Nguồn: VNDirect.

Diễn biến giá cổ phiếu DAH từ đầu năm (Nguồn: VNDirect)

Mới đây, Tập đoàn Khách sạn Đông Á báo lỗ 11 tỷ đồng trong quý III, tăng 51% so với mức lỗ 7,4 tỷ đồng của cùng kỳ. Trước đó, DAH báo lãi 3 quý liên tiếp nhưng không đáng kể.

Ngày 10/9/2020, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định phạt vi phạm hành chính 155 triệu đồng với công ty này do công bố thông tin sai lệch và vi phạm quy định pháp luật quản trị công ty về giao dịch với thành viên hội đồng quản trị và người có liên quan.

Cổ phiếu HNG của Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HOSE: HNG) cũng đang dò đáy của năm 2020. Phiên giao dịch ngày 18/11, HNG đứng ở mức 11.000 đồng/cổ phiếu.

Diễn biến giá cổ phiếu HNG từ đầu năm. Nguồn: VNDirect.

Diễn biến giá cổ phiếu HNG từ đầu năm (Nguồn: VNDirect)

Sau giai đoạn VN-Index tạo đáy, HNG hồi phục mạnh, thậm chí đã lập đỉnh 2020 ở phiên 10/6 với 16.500 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, HNG lao dốc mạnh trong khoảng thời gian từ giữa tháng 7 dù báo lãi trong nửa đầu năm 2020, trong khi cùng kỳ lỗ 751 tỷ đồng.

Quý III, doanh nghiệp quay lại lỗ ròng 350,5 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ hơn 981 tỷ của cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, mức lỗ ròng là 339,5 tỷ đồng, bằng 1/5 con số cùng kỳ năm ngoái.

Các trụ cột bắt đầu phân hóa, nhịp rung lắc xuất hiện

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch ngày 20/11 với sắc xanh có phần chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên, sự phân hóa ...

FPT sau 10 năm: "Thời thế đốn hạ anh hùng"

10 năm trước, CTCP FPT (HOSE: FPT) đã từng là một thế lực lớn ngự trị nhóm đầu bảng xếp hạng các doanh nghiệp tư ...

Cổ phiếu SHS: Nhịp tăng chưa kết thúc, tiếp tục mua vào ở các phiên điều chỉnh

Kết phiên giao dịch ngày 19/11, cổ phiếu SHS của CTCP Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (HNX: SHS) đứng tham chiếu 14.300 đồng cùng ...

Văn Thắng

Tin liên quan