Cổ phiếu ngân hàng “đua” giảm sàn, điều gì đang xảy ra với chứng khoán Việt tháng 11?

Cập nhật: 06:30 | 08/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Cổ phiếu ngân hàng trong phiên giao dịch chứng khoán đầu tuần (7/11) ghi nhận nhiều mã vốn hoá lớn giảm kịch sàn như TCB, EIB, HDB và STB. Thanh khoản phiên này cũng được đẩy lên mức không tưởng.

Thống đốc NHNN: Thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo, thị trường diễn biến tích cực

VN-Index đóng cửa ngày 8/11 ở mốc 975,19 điểm, giảm 22 điểm, tương ứng 2,2%, thanh khoản thấp hơn phiên giao dịch hôm trước. VN-Index giảm điểm ngay từ đầu phiên giao dịch và không thể hồi phục trong hầu hết thời gian giao dịch, các dòng giảm mạnh nhất là bất động sản, chứng khoán, ngân hàng,…

Nhiều cổ phiếu bất động sản bị bán giải chấp dẫn đến hiệu ứng Domino trên toàn thị trường, VN-Index chưa thủng đáy cũ 962 nhưng mốc này cũng khá mong manh trong vài phiên tới, ít nhất cho đến khi kết thúc việc bán giải chấp dòng bất động sản.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cùng với nhóm bất động sản, cổ phiếu ngân hàng cũng diễn biến rất tiêu cực. Tính chung toàn ngành, nhóm này lấy đi 7,6 điểm của VN-Index với độ rộng nghiêng về bên bán, là ngành tác động mạnh nhất đến thị trường chung.

Chiều tăng chỉ còn ghi nhận 3 cổ phiếu gồm ACB, VPB và KLB. Trong đó, ACB là cổ phiếu duy nhất duy trì được đà tăng mạnh trong phiên hôm nay với tỷ lệ 2,5%. Tuy nhiên, khối lượng của mã này không cải thiện, duy trì quanh mức trung bình 4,9 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, hai bluechip đầu ngành là VCB và BID cũng hạ độ cao từ vùng giá xanh về mốc tham chiếu.

Xu hướng đối lập, trước áp lực bán dâng cao, nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn chạm giá sàn trong phiên chiều như TCB, EIB, HDB và STB. Trong đó, mã EIB đã giảm kịch sàn từ đầu phiên và đã mất gần 30% tính từ đỉnh lịch sử tại 42.000 đồng/cp.

Ngoài ra còn nhiều cổ phiếu khác có thời điểm đã chạm giá sàn như STB (-6,6%), VIB (-6,6%) và MSB (-5,4%). Theo sau là nhiều mã khác với biên độ giảm trên 2% như OCB, CTG, SHB, MBB, TPB...

Về thanh khoản, giá trị khớp lệnh nhóm ngân hàng dẫn đầu thị trường, đạt gần 2.100 tỷ đồng. Trong khi đó, kênh giao dịch thoả thuận ghi nhận giá trị lớn tới 11.000 tỷ đồng. Một số giao dịch sang tay đáng chú ý là VIB (399 tỷ đồng), MBB (177 tỷ đồng), SHB (162 tỷ đồng), TCB (122 tỷ đồng),...

Đối với giao dịch khối ngoại, nhóm này mua ròng trên toàn thị trường, trong đó gom 43 tỷ đồng cổ phiếu ngân hàng. Nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua các mã STB, CTG, BID... nhưng bán mạnh mã HDB với giá trị lên đến 17 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng diễn biến tiêu cực trong phiên 7/11
Cổ phiếu ngân hàng diễn biến tiêu cực trong phiên 7/11

Việc thị trường chứng khoán Việt Nam biến động xấu những ngày đầu tháng 11 có thể bởi đây là giai đoạn thị trường rơi vào vùng trống thông tin hỗ trợ.

Bên cạnh đó, trong quá khứ, tháng 11 cũng là thời điểm khối ngoại thường tiến hành bán ròng cũng là yếu tố khiến thị trường thêm phần ảm đạm. Như trong năm 2021 liền trước, khối ngoại đã bán ròng kỷ lục gần 58.000 tỷ đồng trong tháng 11 trên toàn thị trường và là mức cao nhất Đông Nam Á.

Ngoài ra, năm nay, những biến động từ bên ngoài có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các quyết sách quan trọng về vĩ mô trong thời gian tới, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến lãi suất, tín dụng,... Lạm phát leo thang khiến Fed và các Ngân hàng Trung ương thế giới liên tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Sau 5 lần, các nhà phân tích cho rằng sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày từ 1-2/11 của FED. Thậm chí, nhiều nhà kinh tế dự báo FED sẽ tăng lãi suất một lần nữa thêm 0,5 điểm phần trăm vào tháng 12 sau đó, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam.

Thực tế là NHNN cũng đã 2 lần tăng lãi suất điều hành trong thời gian gần đây. Bối cảnh lãi suất tăng sẽ khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong tương lai bị bào mòn đáng kể bởi chi phí lãi vay tăng cao, đặc biệt với nhóm có nợ ròng (nợ vay – tiền gửi) lớn. Đã có những yếu tố cho thấy tăng trưởng EPS trong năm tới sẽ khó có thể duy trì trên nhiều nhóm ngành.

Sau nhịp giảm 33% từ đỉnh, định giá thị trường đã lùi về ngang với vùng đáy lịch sử với P/E trailing của VN-Index chỉ ở mức 10,5x. Song, trong bối cảnh EPS có khả năng giảm, định giá thị trường sẽ trở nên đắt đỏ hơn và P/E 10,x ở thời điểm hiện tại không còn quá hấp dẫn. Động lực tăng trưởng của thị trường sẽ chỉ thực sự rõ ràng hơn khi tình hình thị trường trái phiếu dần ổn định và dòng tiền quay trở lại.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #Khuyến nghị đầu tư #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Lãi suất tăng cao, đâu là ngân hàng hút tiền gửi tốt nhất hiện nay?

"Ông lớn" BIDV tiếp tục dẫn dầu bảng xếp hạng các ngân hàng có nhiều tiền gửi nhất 9 tháng đầu năm, trong khi Sacombank ...

LienVietPostBank chốt ngày trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2021 tỷ lệ ...

SSI: Diễn biến tỷ giá chưa có nhiều cải thiện

Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định, diễn biến tỷ giá chưa thực sự có nhiều cải thiện, chủ yếu do ...

Hoàng Hà

Tin cũ hơn
Xem thêm