Có được điều chỉnh mức thuế sau khi trúng thầu?

Cập nhật: 13:43 | 11/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Độc giả hỏi: Trong quá trình cung cấp hàng hóa nếu đơn vị thay đổi mức thuế giá trị gia tăng so với khi trúng thầu nhưng không làm ảnh hưởng đến giá sau thuế của hàng hóa thì có được không?

co duoc dieu chinh muc thue sau khi trung thau FECON công khai trúng loạt gói thầu chốt năm 2018
co duoc dieu chinh muc thue sau khi trung thau Nhà thầu Đồng Lợi trúng cùng lúc 2 gói thầu thuộc BHXH Việt Nam
co duoc dieu chinh muc thue sau khi trung thau Nhan nhản hành vi gian lận hồ sơ dự thầu

Cục thuế TP. Hà Nội trả lời:

Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 quy định về khái niệm hợp đồng: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Tại Điều 389 Bộ luật Dân sự quy định về thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng:

“1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

co duoc dieu chinh muc thue sau khi trung thau
Ảnh minh họa (nguồn internet)

2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới”.

Tại Điều 398 Bộ luật Dân sự quy định nội dung của hợp đồng: “1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng”.

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.

Căn cứ Khoản 2, Điều 25 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, quy định việc ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế:

“2. Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp

b) Qua kiểm tra hàng hoá mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.

Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý Nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có quy mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp”.

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT:

- Tại Điều 9 quy định thuế suất 0%.

- Tại Điều 10 quy định thuế suất 5%.

- Tại Điều 11 quy định thuế suất 10%.

- Tại Khoản 5, Điều 12 hướng dẫn xác định số thuế GTGT phải nộp.

Căn cứ Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn xử lý hóa đơn đã lập như sau:

Điều 20. Xử lý đối với hoá đơn đã lập…

3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

Trường hợp công ty của bà Huế trong quá trình cung cấp hàng hóa cho khách hàng có thay đổi mức thuế GTGT khác với mức thuế GTGT khi trúng thầu nhưng không làm ảnh hưởng đến giá sau thuế của hàng hóa thì đề nghị công ty của bà nghiên cứu, thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 và Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 (về giá bán hàng hóa); Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 (về thuế suất thuế GTGT); Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 (về hóa đơn) nêu trên.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị công ty cung cấp hồ sơ cụ thể và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn chi tiết.

Quốc Trung