"Cò đất" đã "mon men" đến tận móng trường học

Cập nhật: 11:23 | 09/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - UBND huyện Hóc Môn đã nhiều lần cảnh báo người dân về cơn sốt ảo đất nền đã và đang diễn ra tại các huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố thời gian vừa qua khi số đối tượng đã giới thiệu, quảng cáo, rao bán đất nền, “dự án nhà ở không hợp pháp” trên các trang mạng xã hội, qua hình thức phát tờ rơi và thông qua các dịch vụ môi giới bất động sản, “cò đất”…

co dat da mon men den tan mong truong hoc An Phú Đông: Cầu chưa xây, giá đất đã lên mây
co dat da mon men den tan mong truong hoc Khi "cò" đất "oanh tạc" địa phương...
co dat da mon men den tan mong truong hoc Nỗ lực thổi giá bất thành của cò đất Vân Đồn

Tại TP. HCM, tình trạng các đầu nậu, “cò đất”, thậm chí các công ty bất động sản tự vẽ dự án, tự phân lô lừa bán nền đất ngày càng nhiều. Việc làm này đã bị các cơ quan chức năng phanh phui và cảnh báo đến người dân, tránh tình trạng bị lừa mua đất “ma”.

co dat da mon men den tan mong truong hoc
Nhan nhản những dự án quảng cáo, phân lô, rao bán đất nền trái phép tại Củ Chi, Thủ Đức

Ngày 20/04/2018, bà Vũ Thị Nhung (phường 15, Q. Tân Bình) đặt cọc 300 triệu đồng cho bà Phạm Thị Thu Thủy (phường 15, Q. 5) để mua một phần thửa đất số 641 tại xã Đông Thạnh (Hóc Môn) có giá 1,48 tỷ đồng. Thời hạn từ 4 - 7 tháng bà Thủy phải có nghĩa vụ đi công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang tên cho bà Nhung.

Tuy nhiên, quá thời hạn nêu trong hợp đồng đặt cọc, bà Thủy vẫn không thực hiện hợp đồng theo cam kết. Khi đến xã Đông Thạnh tìm hiểu, bà Nhung mới biết rằng đây chỉ là dự án ảo. Đó là thửa đất 641, diện tích sử dụng gần 10.500 m2 là đất lúa của ông Mai Văn Khỉ (Hóc Môn). Trước đây ông Khỉ có nhận tiền đặt cọc để đồng ý chuyển nhượng khu đất cho ông Trần Minh Sáng. Thời hạn để hoàn tất thủ tục mua bán từ 1 - 2 năm. Song, đến thời điểm này, việc mua bán vẫn chưa hoàn thành. Ông Khỉ cũng bất ngờ vì trong thời gian qua có nhiều người đến tìm hiểu về thửa đất của mình.

Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh cho biết, tính đến thời điểm này, chỉ riêng thửa đất trên có đến 50 đơn trình báo bị lừa tiền đặt cọc. UBND xã đã tiếp nhận và chuyển qua cơ quan công an điều tra. Thửa đất trên, về mặt pháp lý vẫn thuộc quyền sở hữu của ông Khỉ và chưa chuyển nhượng. Trên phần đất đó cũng không có dự án nào cả. UBND xã đã thông báo thông tin này trên bản tin truyền thanh của địa phương để khuyến cáo người dân khi có nhu cầu cần liên hệ với UBND xã tìm hiểu thông tin cụ thể, tránh bị lừa.

Mới đây UBND phường Linh Trung, Q. Thủ Đức phát hiện Công ty cổ phần đầu tư Angle Lina (trụ sở tại số 92/B20 Tôn Thất Thuyết, Q.4) và Công ty bất động sản bất động sản Hoàng Ân Group (số 254 Linh Trung, khu phố 1, phường Linh Trung, Q. Thủ Đức) tự ý phân lô tại bãi đất trống thuộc tổ 5, khu phố 6, phường Linh Trung để bán. Điều đáng nói, vị trí bãi đất trống rao bán trên là khu đất nằm trong quy hoạch Đại học Quốc gia TP. HCM, đang chờ thực hiện chính sách giải tỏa đền bù. Nhận thấy sự việc có dấu hiệu lừa đảo, UBND phường thông báo đến người dân sống trên địa bàn và các khu vực lân cận biết để tránh bị kẻ xấu lừa đảo.

co dat da mon men den tan mong truong hoc
Khu đất nền được rao bán nằm trong quy hoạch

Tại một khu đất khác ở hẻm 38 Nguyễn Sơn, phường Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú có diện tích hơn 4.000 m2 (theo quy hoạch là đất công viên cây xanh - thể dục thể thao) cũng bị phân lô rao bán. Trên địa bàn huyện Củ Chi, Q. 12, tình trạng phân lô bán nền trái phép trên đất nông nghiệp, lừa bán đất cũng diễn ra phức tạp, bát nháo diễn ra nhiều nhất ở khu vực xã Bình Mỹ (Củ Chi).

Trước tình trạng trên, UBND huyện Hóc Môn đã nhiều lần cảnh báo người dân về cơn sốt ảo đất nền đã và đang diễn ra tại các huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố thời gian vừa qua khi số đối tượng đã giới thiệu, quảng cáo, rao bán đất nền, “dự án nhà ở không hợp pháp” trên các trang mạng xã hội, qua hình thức phát tờ rơi và thông qua các dịch vụ môi giới BĐS, “cò đất”…

Ông Dương Hồng Thắng, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn cho biết, một số đối tượng “đầu nậu”, “cò đất” liên hệ giả đóng vai người nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp diện tích lớn, mượn nhiều sổ đỏ đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân, sau đó tự phân lô trên giấy và rao bán đất nền. Một số trường hợp rao bán đất nền tại huyện nhưng vị trí thực tế của các thửa đất thuộc địa bàn các huyện, tỉnh lân cận...

Tương tự, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Củ Chi đã ra văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện này tập trung xử lý các trường hợp quảng cáo, tiếp thị mua bán đất nền sai quy định.

Khi cò đất táo tợn làm liều

Tại Đà Nẵng và Quảng Nam, từ năm 2018 đến nay liên tục xuất hiện nhiều vụ giả mạo văn bản của các cơ quan chức năng để thổi giá đất. Đầu tiên là vụ làm giả văn bản của UBND TP. Đà Nẵng đồng ý xây cầu nối từ đường Bùi Tá Hán (Q. Ngũ Hành Sơn) qua đảo VIP (khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, Q. Cẩm Lệ) hồi tháng 10.2018. Tiếp đó, ngày 6.3, trên Facebook tiếp tục xuất hiện tin cuối năm 2019 H.Hòa Vang sẽ chia tách 4 xã Hòa Khương, Hòa Tiến, Hòa Nhơn, Hòa Phong và lập Q. Hiếu Đức, kèm thông tin rao bán 100 lô đất nền nông thôn với giá đô thị nhằm đón sóng đầu cơ.

Tại Quảng Nam, mới đây cũng rộ tin một phần TX. Điện Bàn sẽ “cắt” giao về cho TP. Đà Nẵng, đồng thời kẻ xấu giả chữ ký Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về siêu dự án ở Hội An. Giới đầu tư bất động sản cho rằng, đây là động thái nhằm đẩy giá để xả hàng, trong bối cảnh bất động sản khu vực Điện Bàn đang đón nhiều tin bất lợi về các dự án vướng pháp lý.

Nam Thiên