Cơ chế “một cửa” online nâng cao chất lượng dịch vụ an sinh xã hội

Cập nhật: 08:06 | 20/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Với tính chất đặc thù, các tổ chức an sinh xã hội (ASXH) thường phải đáp ứng yêu cầu quyền lợi có nhiều người dân theo những quy định được luật hóa chặt chẽ. Cơ chế “Một cửa” hay cao cấp hơn là “Một cửa” online sẽ góp phần rất lớn để nâng cao chất lượng phục vụ trong lĩnh vực ASXH. Với tính chất đặc thù, các tổ chức ASXH thường phải đáp ứng yêu cầu quyền lợi có nhiều người dân theo những quy định được luật hóa chặt chẽ. Cơ chế “Một cửa” hay cao cấp hơn là “Một cửa” online sẽ góp phần rất lớn để nâng cao chất lượng phục vụ trong lĩnh vực ASXH.

Từ “một cửa” đến “một cửa” online

Cơ chế “một cửa” không phải là mới, thực tế đã được áp dụng tại nhiều quốc gia từ những năm trong thập niên 1990 và ngày càng phổ biến hơn. Kể từ năm 2012, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã kêu gọi các quốc gia thành viên tận dụng các cơ hội mà công nghệ và hệ thống “một cửa” mang lại để cung cấp dịch vụ cho người dân một cách thuận tiện hơn. Một cuộc khảo sát năm 2016 của Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (UNDESA) về sự phát triển của chính phủ điện tử đã nêu bật xu hướng toàn cầu về việc cung cấp dịch vụ thông qua cơ chế “Một cửa” trực tuyến/online.

1306-1cua

Trong lĩnh vực ASXH, cơ chế “Một cửa” ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Hiệp hội ASXH Quốc tế (ISSA) cũng đưa ra khuyến nghị các tổ chức ASXH phát triển cơ chế “Một cửa”, và nhất là “Một cửa” online (Online one-stop shops) để nâng cao chất lượng dịch vụ một cách hiệu quả hơn. Thực tế, tại các quốc gia, nhiều tổ chức ASXH cũng đang xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế “Một cửa” online.

Tại Brazil, Viện ASXH Quốc gia của Brazil (Instituto Nacional do Seguro Social- INSS) đã tiếp cận việc triển khai cơ chế này một cách tích cực. Cụ thể, INSS bảo đảm cung cấp dịch vụ từ xa, dựa trên công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ từ nhà riêng của họ, qua đó giúp tiếp cận dễ dàng hơn rất nhiều. Hiệu quả được thấy rõ; trong giai đoạn 2018-2019, 1,1 triệu lượt người được giải quyết hưởng chế độ một cách tự động; 35 triệu người đã được xác thực đăng ký tham gia và 18 triệu người tải xuống và dùng ứng dụng; số lượt truy cập tăng theo cấp số nhân, đạt 160 triệu vào năm 2019.

Tại Mexico, Viện ASXH Mexico (Instituto Mexicano del Seguro Social- IMSS) đã phát triển dịch vụ “Một cửa” online phục vụ việc chi trả lương hưu (Mi Pensión Digital). Kết quả là, từ tháng 8/2019 đến tháng 6/2020, 63% yêu cầu (tương đương khoảng 250.000 thủ tục) được xử lý thông qua cổng trực tuyến. Hầu hết các trường hợp đều được cung cấp thông tin minh bạch, ước tính được giá trị lương hưu nhận được. Các quy trình được sắp xếp hợp lý, cắt giảm đáng kể yêu cầu về hồ sơ cũng như quy trình (từ 8 giảm xuống còn 3) và việc kiểm tra được thực hiện tự động.

Tại Peru, Viện BHYT xã hội (Seguro Social de Salud)- EsSalud, đã triển khai một hệt thóng trực tuyến cho người tham gia với tên gọi Ventanilla Integrada Virtual del Asegurado- VIVA. Hệ thống “Một cửa” online này cho thấy sự chuyển từ mô hình dịch vụ khách hàng trực tiếp sang mô hình từ xa. Hiệu quả được thấy rõ, khi hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dân 24/7, với thời gian xử lý thủ tục hành chính trung bình chỉ còn 3 phút. Từ Quý II/2020, đã chứng kiến sự gia tăng lớn người sử dụng (một phần do đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu tăng đột biến); cụ thể, số lượng người dùng tăng 769% và số lượng hoạt động tăng 384%. VIVA cũng là công cụ hiệu quả giúp người dân tiếp cận dịch vụ trong bối cảnh bị giãn cách xã hội do Covid-19.

Chuyển đổi mạnh mẽ tại Việt Nam

Tại Việt Nam, BHXH Việt Nam cũng đang hướng đến những mục tiêu cụ thể trong việc thực hiện cơ chế “Một cửa”, “Một cửa” liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Theo Kế hoạch số 2402/KH-BHXH ngày 6/8/2021, BHXH Việt Nam sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ trong công tác giải quyết TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

Đến năm 2025, phấn đấu đạt được các mục tiêu:

100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được tiếp nhận, giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính, trừ trường hợp TTHC yêu cầu phải kiểm tra thực địa, đánh giá, kiểm tra, thẩm định tại cơ sở;

100% hồ sơ, giấy tờ kết quả giải quyết TTHC được số hóa và kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC;

Giảm thời gian chờ đợi của người dân, DN xuống còn tối đa 15 phút/1 lượt giao dịch vào năm 2025.

Hiện nay, 100% thủ tục hành chính của ngành BHXH Việt Nam đã được đảm bảo thực hiện trực tuyến ở mức độ 4 (mức độ cao nhất) trên Cổng Dịch vụ Công quốc gia/Cổng Dịch vụ Công của Ngành.

Đặc biệt, ứng dụng VssID do BHXH Việt Nam phát hành cũng đang đạt nhiều kết quả khả quan; cung cấp nhiều tiện ích thuận tiện cho người dân. Theo đó, với VssID, người dân có thể ngồi nhà, sử dụng smartphone có kết nối mạng internet, để thực hiện một số dịch vụ công trực tuyến như: Cấp lại sổ BHXH không thay đổi thông tin; cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất; chuyển địa bàn hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH; thay đổi hình thức lĩnh hoặc thông tin người hưởng chế độ BHXH.

Các tính năng của VssID tiếp tục được BHXH Việt Nam hoàn thiện, cung cấp nhiều tiện ích giúp quá tình thực hiện thủ tục về BHXH, BHYT của người dân ngày một thuận lợi hơn.

Nâng cao hiệu quả thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Từ ngày 01/01/2016, cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) được giao chức năng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), ...

Rút bảo hiểm xã hội một lần: Nỗi lo khi tuổi già không lương hưu

Nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, người lao động (NLĐ) sẽ không còn cơ hội được hưởng lương hưu và được cấp thẻ ...

Kết quả triển khai Nghị quyết số 68, Quyết định số 23; Nghị quyết số 116, Quyết định số 28 của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tính đến hết 8/11

Bản tin kết quả triển khai Nghị quyết số 68, Quyết định số 23; Nghị quyết số 116, Quyết định số 28 của Chính phủ ...

PV