Có cần chữ ký của người đại diện trong biên bản thương thảo hợp đồng không?

Cập nhật: 08:02 | 23/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Độc giả hỏi: Theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thì bên mời thầu phải tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng nhất theo quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng của các nhà thầu. Tuy nhiên trong biên bản thương thảo hợp đồng có bắt buộc người ký tên phải là đại diện hợp pháp của bên mời thầu và bắt buộc phải đóng dấu hay không?

co can chu ky cua nguoi dai dien trong bien ban thuong thao hop dong khong

Phân biệt đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, đấu thầu chỉ định

co can chu ky cua nguoi dai dien trong bien ban thuong thao hop dong khong

Có được chỉ định thầu khi khắc phục sự cố do bão không?

co can chu ky cua nguoi dai dien trong bien ban thuong thao hop dong khong

Nhà thầu chào thiếu, hiệu chỉnh chi phí hạng mục chung thế nào?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP;

Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT

co can chu ky cua nguoi dai dien trong bien ban thuong thao hop dong khong
Ảnh minh họa

2. Nội dung phân tích:

Tại Điều 19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định về thương thảo hợp đồng như sau:

Điều 19. Thương thảo hợp đồng

1. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

2. Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:

a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;

b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu;

c) Hồ sơ mời thầu.

3. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:

a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

b) Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu;

c) Việc thương thảo đối với phần sai lệch thiếu thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 17 của Nghị định này.

4. Nội dung thương thảo hợp đồng:

a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;

c) Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp:

Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi công), vị trí chỉ huy trưởng công trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;

d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

đ) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

5. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).

6. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.

Theo quy định tại Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thì bên mời thầu phải tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng nhất theo quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng của các nhà thầu. Cụ thể tại Điều 19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định rõ về việc thương thảo hợp đồng bao gồm: cơ sở thương thảo hợp đồng, nguyên tắc tiên hành thương thảo hợp đồng, nội dung thương thảo hợp đồng, hậu quả pháp lý của việc thương thảo hợp đồng. Xuất phát từ tính chất của việc thương thảo hợp đồng đồng thời căn cứ vào Phụ lục 6A: Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp), Phụ lục 6B: Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng (đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn) được ban hành kèm theo Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT thì để đảm bảo tính pháp lý của biên bản thương thảo, bắt buộc phải có sự xác nhận từ bên mời thầu và bên nhà thầu được mời đến thương thảo, bên mời thầu cần có người đại diện ký tên, đóng dấu (nếu có).

Linh Linh

Tin liên quan