Chủ động giảm bán sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp trong giai đoạn lãi suất TPCP thấp

Cập nhật: 07:00 | 15/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – VDSC nhận định, cho đến khi lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) tăng trở lại, các công ty bảo hiểm sẽ chưa đẩy mạnh doanh số sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp.

chu dong giam ban san pham bao hiem hon hop trong giai doan lai suat tpcp thap

Huy động được gần 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu chính phủ

chu dong giam ban san pham bao hiem hon hop trong giai doan lai suat tpcp thap

Huy động hơn 36.000 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ

chu dong giam ban san pham bao hiem hon hop trong giai doan lai suat tpcp thap

Huy động thành công 6.195 tỷ đồng trong phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ

Lãi suất trái phiếu chính phủ thấp, các công ty bảo hiểm tăng trưởng thận trọng

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), doanh thu thuần phí bảo hiểm nhân thọ trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 48.134 tỷ đồng (tăng 28% so với cùng kỳ), thấp hơn mức tăng trưởng 32% trong 6 tháng đầu năm 2018. Trong đó, doanh thu phí hợp đồng mới đạt 14.759 tỷ đồng, tăng 15%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 32% cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhận định của chứng khoán Rồng Việt (VDSC), cơ cấu doanh thu phí mới cũng có sự biến động mạnh ở hai sản phẩm chính là "liên kết đầu tư" và "hỗn hợp".

Doanh thu phí từ sản phẩm "liên kết đầu tư" tăng trưởng 52% so với cùng kỳ, đóng góp 70% tổng doanh thu phí mới (tỷ lệ này trong 6 tháng đầu năm 2018 là 60%) trở thành động lực tăng trưởng chính của doanh thu phí mới. Trong khi đó, doanh thu phí từ sản phẩm "hỗn hợp" giảm mạnh 38%. Tỷ trọng của mảng này trong tổng doanh thu phí mới cũng giảm từ mức 25% trong 6 tháng đầu năm 2018 xuống còn 14% trong nửa đầu năm nay.

VDSC cho rằng, sự thay đổi doanh thu của 2 sản phẩm trên xuất phát từ việc các công ty bảo hiểm đẩy mạnh việc bán sản phẩm "liên kết đầu tư" sau khi có Nghị định mới quy định về điều kiện đại lý được bán sản phẩm liên kết đầu tư. Cụ thể, Nghị định 151/2018/ NĐ-CP, có hiệu lực từ tháng 11/2018, sửa đổi một số điều của Nghị định 73/2016/NĐ-CP và Nghị định 67/2014 / NĐ-CP, loại bỏ quy định yêu cầu các đại lý phải có kinh nghiệm tư vấn bảo hiểm hoặc làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, để được bán bảo hiểm liên kết đầu tư.

Các công ty bảo hiểm chủ động giảm bán sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp trong giai đoạn lãi suất TPCP thấp. Bởi lẽ, lãi suất TPCP trung bình là một tham số được sử dụng trong tính toán dự phòng toán học và lãi suất TPCP trung bình càng thấp, chi phí dự phòng toán học càng cao, nếu đẩy mạnh doanh số đối với sản phẩm này, chi phí trích lập dự phòng toán học có thể sẽ tăng mạnh.

"Do vậy, cho đến khi lãi suất trúng thầu TPCP tăng trở lại, chúng tôi rằng các công ty bảo hiểm sẽ chưa đẩy mạnh doanh số sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp", nhóm phân tích nhận định.

chu dong giam ban san pham bao hiem hon hop trong giai doan lai suat tpcp thap
Ảnh minh họa

Thị trường giàu tiềm năng cho sales

Theo báo cáo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tỷ lệ người Việt tham gia bảo hiểm nhân thọ chỉ ở mức dưới 10%. Trong khi đó, con số này ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh và Nhật Bản lên đến trên 90%. Ngay trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ của các nước láng giềng cũng cao vượt trội: Singapore là 80% và Malaysia là 50%. Vì sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy?

Về yếu tố khách quan, ngành Bảo hiểm tại Việt Nam còn khá non trẻ so với các lĩnh vực khác. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hình thành từ cuối những năm 1990, một hợp đồng thường có thời hạn trung bình khoảng 15 năm. Vì thế, đến thời điểm này, giá trị của các hợp đồng bảo hiểm vẫn chưa thật sự rõ rệt với đại đa số người dùng. Về yếu tố chủ quan, người dân vẫn chưa thật sự quan tâm và thấu hiểu giá trị của bảo hiểm nhân thọ. Nói cách khác, quan điểm sống, thu nhập và ý thức tiết kiệm, bảo vệ tài chính trước những rủi ro của người Việt chưa cao so với các nước phát triển. Bên cạnh đó, cũng không thể loại trừ nguyên nhân đến từ chất lượng tư vấn viên bảo hiểm - có thật sự truyền tải đúng và đủ những giá trị của bảo hiểm nhân thọ đến khách hàng.

Tuy nhiên, với cơ cấu dân số trẻ và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, các chuyên gia Tài chính – Kinh tế hàng đầu tại Việt Nam đều phải gật gù công nhận về tiềm năng tăng trưởng kinh tế của nước nhà. Khi dân trí, thu nhập ngày càng được cải thiện, người dân sẽ quan tâm nhiều hơn đến những giá trị và lợi ích dài hạn như bảo vệ bản thân, gia đình và gia tăng tài sản; từ đó, nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ và những giải pháp đầu tư tài chính cá nhân cũng sẽ tăng lên. Thực tế trong những năm qua, ngành Bảo hiểm Việt Nam vẫn luôn có tốc độ tăng trưởng cao.

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 17% so với cùng kỳ năm 2018. Trong báo cáo "Việt Nam 2035 - Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Ngân hàng Thế giới đã đặt ra mục tiêu đến năm 2035 trên một nửa dân số sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu.

Những thông tin trên cho thấy ngành Tài chính – Bảo hiểm trong nước đang rất giàu tiềm năng, đồng thời khách hàng cũng có những yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ. Người kinh doanh bảo hiểm phải thật sự là người có đủ kiến thức sâu rộng về tài chính, sản phẩm và phải có sự chuyên nghiệp để mang lại giải pháp và chất lượng dịch vụ tốt nhất. Điều này mở ra nhiều cơ hội tốt cho những người đam mê sales. Tuy nhiên, bảo hiểm là một ngành khó, nên salesman thường có mức tỉ lệ hoa hồng cao hơn các nghề sales khác (15 - 50%). Bản thân họ cũng cần phải rèn luyện cho mình kĩ năng, kiến thức kinh doanh một cách chuyên sâu, toàn diện. Sự thăng tiến trong ngành này cũng không đơn giản là doanh số càng nhiều càng tốt, mà người sales giỏi sẽ phải có tầm nhìn và chiến lược, trang bị cho mình kiến thức về mở rộng đội nhóm, nghi thức kinh doanh để hướng đến việc làm chủ một doanh nghiệp.

Văn Khương