"Chôn vốn" tại các dự án "ma"

Cập nhật: 17:15 | 06/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Hiệp hội Bất động sản Việt Nam vừa đề xuất Chính phủ cho phép bỏ quy định bảo lãnh ngân hàng với bất động sản và cho khách hàng thỏa thuận với chủ đầu tư… trong bối cảnh, không ít dự án "ma" đang kìm hãm doanh nghiệp địa ốc, khách hàng và thị trường trong các "hố nợ"...

Trong khi hàng loạt dự án bất động sản có giá trị đầu tư lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng đắp chiếu nhiều năm tại Hà Nội, TP. HCM và nhiều địa phương khác chưa biết khi nào bàn giao cho khách hàng.

chon von tai cac du an ma

Khá nhiều ý kiến bức xúc được khách hàng nêu ra trong cuộc gặp mới đây với chủ đầu tư là CTCP Sông Đà Thăng Long. Nhiều người vì mua nhà của dự án mà lâm vào cảnh bần hàn, nợ nần chồng chất,

Tương tự, Dự án khu đô thị Văn Khê mở rộng có tên thương mại là Usilk City chỉ là một trong hàng chục dự án lớn mặc dù đã bán nhà, thu tiền của khách hàng nhưng vẫn dậm chân nhiều năm nay, không có nhà để bàn giao.

Bên cạnh đó, còn loạt dự án ven quốc lộ 32, ở các huyện Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng… (Hà Nội).

Trong văn bản mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản: “Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”, thực tế, đối với các chủ đầu tư triển khai nhiều dự án với quy mô lớn cùng thời điểm, việc cấp bảo lãnh trong hạn mức tín dụng là không thể thực hiện được.

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, theo Luật Đầu tư, chủ đầu tư phải ký quỹ để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Theo đó, việc hoàn thành đúng tiến độ xây dựng để bàn giao đã bao gồm trong nghĩa vụ này. Nay lại thêm yêu cầu về bảo lãnh khiến chủ đầu tư phải chịu quá nhiều nghĩa vụ chồng chéo và chi phí đầu tư tăng lên đáng kể…

Về vấn đề này, hiệp hội đề xuất Chính phủ chỉ đạo và ban hành cơ chế tháo gỡ theo hướng để doanh nghiệp và khách hàng tự thỏa thuận về nội dung này hoặc bỏ quy định bảo lãnh này và thay bằng quy định khác mà chủ đầu tư có thể thực hiện trong thực tiễn áp dụng (như bổ sung quy định hợp lý về ký quỹ với nhà ở thương mại), xếp hạng tín nhiệm, chủ đầu tư có độ tín nhiệm cao sẽ không phải thực hiện bảo lãnh...

Không vì dịch COVID-19 mà tiếp tay cho các dự án "ma"

Có thể thấy, thị trường bất động sản đang đi qua những tháng đầu năm 2020 trong cảnh trầm lắng hơn so với những năm trước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.

chon von tai cac du an ma
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch VARS

Trước tình hình đó, lãnh đạo Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), khuyến cáo các sàn giao dịch không nên tiếp tay cho “dự án ma” để sớm đưa thị trường trở lại quỹ đạo phát triển ổn định.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch VARS đề xuất ba nhóm giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trong đại dịch COVID-19.

Cụ thể, đối với doanh nghiệp kinh doanh và dịch vụ bất động sản, cần thiết phải nghiên cứu để tìm ra phương án tái cấu trúc lại bộ máy, nhân sự và các giải pháp kinh doanh theo hướng tinh gọn, công nghệ hóa và chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí sản xuất, vừa tăng chất lượng vừa giảm giá sản phẩm.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn đến phân khúc nhà ở giá thấp và nhà ở xã hội do đây là phân khúc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhu cầu của khách hàng và chắc chắn luôn có tỷ lệ hấp thụ cao cho dù hậu quả của dịch bệnh làm cho tình hình kinh tế suy giảm.

Đối với các sàn giao dịch bất động sản, ông Đính khuyên nên thực hiện nâng cấp hệ thống công nghệ để tăng hiệu quả kinh doanh; cấu trúc lại bộ máy, hệ thống quản trị nhằm giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên tổ chức các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và chuẩn hóa theo hướng chuyên nghiệp đội ngũ nhân viên môi giới; duy trì các hoạt động marketing để giữ vững khách hàng tại thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng phát triển.

Mặt khác, các chủ doanh nghiệp cần có giải pháp để chăm lo và hỗ trợ đội ngũ nhân viên của công ty, không nên bỏ mặc nhân sự trong bối cảnh khó khăn chung của toàn xã hội.

“Để sớm ổn định và đưa thị trường bất động sản phát triển bền vững, các sàn giao dịch cần kiên quyết không vì lợi ích cá nhân mà tiếp tay cho các dự án ma, dự án không phù hợp quy định pháp luật”, lãnh đạo VARS nhấn mạnh.

Đối với các cá nhân môi giới bất động sản, vị này khuyên cần tranh thủ trong khoảng thời gian nghỉ do dịch bệnh để hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng nghề nghiệp, nâng cao giá trị bản thân.

chon von tai cac du an ma Bản tin bất động sản chiều ngày 24/3: Sàn môi giới bị "hao" nhân sự vì dịch COVID-19

TBCKVN - Bản tin bất động sản chiều ngày 24/3 có những nội dung đáng chú ý sau: Người dân Hòa Bắc vẫn khốn khổ ...

chon von tai cac du an ma Giá bất động sản chung cư tiếp tục neo cao giữa "mùa COVID-19"

TBCKVN - Bất chấp việc thị trường bất động sản đang có dấu hiệu giảm nhiệt do những tác động từ dịch COVID-19 khiến tình ...

chon von tai cac du an ma Lời cảnh tỉnh cho nhà đầu tư đất nền

Theo một số chuyên gia trong ngành, những tiềm ẩn về rủi ro và tác động tiêu cực đến tâm lý của khách hàng mới ...

Hữu Dũng

Tin cũ hơn
Xem thêm