CEO Vietravel bộc bạch “muốn thành lập hãng hàng không”

Cập nhật: 03:00 | 03/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hôm qua, ngày 2/4, tại hội thảo Doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn do báo Thanh Niên tổ chức ở TP HCM, CEO Vietravel - ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết đang xúc tiến hồ sơ xin thành lập hãng hàng không Vietravel Airlines và tiết lộ lý do vì sao muốn đầu tư mở hãng hàng không riêng.  

ceo vietravel boc bach muon thanh lap hang hang khong CEO và cách giúp họ đối phó với nỗi “cô đơn”
ceo vietravel boc bach muon thanh lap hang hang khong Nguyễn Xuân Trường - CEO của Ahamove từ chức
ceo vietravel boc bach muon thanh lap hang hang khong CEO Loglag: 'Vận tải nội địa còn chưa khai thác hết tiềm năng công nghệ'

Đây là chia sẻ của CEO Vietravel tại tại diễn đàn du lịch tổ chức đầu năm nay. Ngay sau đó, Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông Việt Nam (Vietravel) đã gửi Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế đề án thành lập Công ty hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines). Dự kiến hãng hàng không của Vietravel sẽ đặt trụ sở tại tỉnh Thừa thiên Huế.

"Tôi không dám trả lời ai cả vì sợ nói trước bước không qua", ông Nguyễn Quốc Kỳ, TGĐ Vietravel lần đầu chia sẻ nguyên nhân không nhận phỏng vấn của báo chí về việc thành lập hãng hàng không Vietravel Airlines tại Hội thảo "Doanh nghiệp Việt ra biển lớn" do Báo Thanh Niên tổ chức.

ceo vietravel boc bach muon thanh lap hang hang khong
CEO Vietravel - Ông Nguyễn Quốc Kỳ

Năm 2018, khi sang Trung Quốc làm việc với một hãng du lịch lớn ở Thượng Hải, họ có mời ông Kỳ sử dụng máy bay của họ. Điều này đã khiến ông rất bất ngờ vì một hãng du lịch lại có máy bay riêng. Và họ cũng không chỉ có một vài chiếc mà tận 137 máy bay. Trong khi đó, Vietnam Airlines chỉ có 80 chiếc.

Một điều khác khiến ông suy nghĩ là với lệnh cấm sử dụng báy bay Boeing 737 Max khiến TUI – hãng hàng không số 1 châu Âu phải dừng sử dụng 30% tàu bay trên tổng số hơn 200 chiếc.

CEO Vietravel nói: "Các hãng du lịch lớn đang hoàn thiện hệ sinh thái của họ. Du lịch thì một nửa của nó là Du – tức di chuyển, chiếm 50%. Việt Nam cũng ở trong tầm đó thôi".

"Một hãng du lịch nước ngoài mà có tận 137 chiếc máy bay, nếu họ vào Việt Nam, thì điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta cần giải quyết cấu trúc bên trong để doanh nghiệp tự đứng vững. Không còn cách nào khác cả. Chúng tôi phải hoàn thiện hệ sinh thái của mình để bước ra với thế giới", ông giải thích thêm.

Trước đó, ông Nguyễn Quốc Kỳ cũng có một phần chia sẻ dài về thị trường du lịch Việt Nam. Theo ông, tốc độ tăng trưởng của ngành đang khá tốt. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra thực trạng là xúc tiến của ngành vẫn còn nhiều hạn chế, manh mún và yếu kém. Hoạt động này chủ yếu do các hãng du lịch nước ngoài làm khi họ muốn mở rộng thị trường tại Việt Nam.

Sản phẩm du lịch của Việt Nam, theo ông Kỳ, chủ yếu tập trung từ 7h sáng đến 5h chiều. Trong khi đó, sản phẩm thu được nhiều tiền nhất là từ 6h tối đến 2h sáng thì không được phát triển. "Chúng ta có nhiều khu resort đẹp, nhưng để làm gì khi cứ đến tối là khách phải ôm nhau ngủ, không biết đi đâu!", TGĐ Vietravel nhấn mạnh.

Theo CEO Vietravel, du lịch của Việt Nam là "du lịch lòng máng", trơn trượt, không tạo được sự thẩm thấu vào nền kinh tế địa phương. Do vậy, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng những người làm trong ngành này cần phải thay đổi tư duy, nhận thức.

Thực tế, trước đó Vietravel cũng thực hiện nhiều chuyến bay dàng này theo diện hợp đồng. Tính trong năm 2018, Vietravel thực hiện gần 300 chuyến bay charter để vận chuyển hành khách theo hợp đồng thuê bao chuyến với các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet và Jestar Pacific. Theo đại diện Vietravel, dịch vụ vận chuyển của công ty này đã đủ lớn nên Vietravel cần chủ động và chuyên nghiệp hơn.

Năm 2018, Vietravel đón 852.000 lượt khách nước ngoài, tăng 10% và đạt doanh thu 7.476 tỉ đồng, tăng 18% so với năm trước. Dự kiến của hãng lữ hành này là đạt 930.000 lượt khách trong năm 2019 để phấn đấu trong nhóm đầu châu Á.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hàng không trong quá trình thúc đẩy du lịch Việt phát triển. Vào tháng 7.2018, khi Bamboo Airways đang trong quá trình chuẩn bị cất cánh, Vietravel cũng đã liên kết hợp tác với hãng này để tận dụng lượng máy bay di chuyển cũng như khu nghỉ dưỡng. Trong khi, FLC cũng tận dụng thị trường bất động sản cho khách du lịch nghỉ dưỡng.

Với việc đầu tư mô hình bay charter, Vietravel sẽ đẩy mạnh được dịch vụ du lịch của mình nhưng lại không phải tốn quá nhiều chi phí đầu tư mua máy bay cũng như dịch vụ hạ tầng bay như các hãng khác. Chi phí đầu tư chính là bài toán khó cho các hãng hàng không, nhiều hãng cũng đã ngã ngựa vì vấn đề này.

Theo ông Kỳ, khác với dịch vụ của các hãng bay thương mại phải duy trì chuyến bay trong mọi hoàn cảnh, Vietravel sẽ linh động các tuyến bay theo nhu cầu di chuyển của hành khách để tiết giảm chi phí, không bắt buộc sân bay lớn nhỏ, trong hay ngoài nước, chủ yếu các tuyến ngắn phục vụ các tour lữ hành, những nơi mà các hãng hàng không thương mại khó bay đến vì lượng khách quá nhỏ để thu hồi chi phí.

Vài năm trở lại đây, các yêu cầu tiêu chuẩn thành lập hãng bay đã và đang có nhiều thay đổi theo chiều hướng dễ thở hơn so với trước đây. Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC, chia sẻ "Tư nhân tham gia hàng không chưa bao giờ thuận lợi như bây giờ".

Bên cạnh đó, mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không cũng được điều chỉnh để giảm nhẹ gánh nặng cho các nhà đầu tư. Thông tin mới được cập nhật từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), một hãng hàng không khai thác đến 10 tàu bay sẽ cần tối thiểu 300 tỉ đồng, từ 11 - 30 tàu bay là 600 tỉ đồng và khai thác trên 30 tàu bay là 700 tỉ đồng. Mức vốn tối thiểu này không phân biệt hãng hàng không khai thác thuần nội địa hay có các đường bay quốc tế.

Cũng theo quy định hiện hành, để được bay, Vietravel phải được Bộ GTVT cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không, đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có máy bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh... Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là 100 tỷ đồng.

Nguyễn Sinh

Tin cũ hơn
Xem thêm