CEO Vietnam Airlines và quan điểm giữ chân người tài

Cập nhật: 09:04 | 19/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Ông Dương Trí Thành - Tổng giám đốc Vietnam Airlines đã có những chia sẻ thẳng thắn mới đây: “Không cần tìm cách giữ chân người tài, cứ làm sao cho họ thấy vui và hạnh phúc nhất”.

ceo vietnam airlines va quan diem giu chan nguoi tai

CEO Group đầu tư hàng trăm tỉ vào Vân Đồn, Nha Trang

ceo vietnam airlines va quan diem giu chan nguoi tai

CEO PNJ chỉ ra phương pháp để một doanh nghiệp có thể tiến vào kỷ nguyên số

ceo vietnam airlines va quan diem giu chan nguoi tai

CEO Soya Garden: “Khi nhận được tiền đầu tư thì phải làm mọi cách để chiến đấu”

Ông Thành ví chuyện nhân sự "vào - ra" như nước chảy. Giống như bao lẽ thường tình khác, ông Thành khuyên mọi người nên nhìn nhận tình huống này theo hướng tích cực.

Người chủ nào cũng mong muốn sở hữu đội ngũ nhân viên có tinh thần cống hiến, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Bởi lẽ, doanh nghiệp khó có thể phát triển tốt nếu thiếu đi các nhân tố chủ chốt, những người góp phần xây dựng nên văn hoá công ty.

Thế nhưng, sợi dây hợp tác giữa "nhân viên - doanh nghiệp" có thể bị cắt đứt bởi những lý do chủ quan lẫn khách quan. Vậy đứng trước tình huống phải chia tay các nhân sự giỏi, nhân sự chủ chốt, người chủ doanh nghiệp nên ứng xử và có thái độ như thế nào?

ceo vietnam airlines va quan diem giu chan nguoi tai
Ảnh: Nguồn Internet

Theo chia sẻ của ông Dương Trí Thành - Tổng giám đốc Vietnam Airlines, đơn vị này hiện đang khai thác 120 máy bay với khoảng 25.000 lao động bao gồm từ phi công, kỹ sư cho đến các nhân viên phục vụ mặt đất. Với lượng nhân sự trải dài khắp đất nước thì đặc thù từ những nguồn lực như phi công càng ngày càng nóng. Còn đối với những nhân viên hàng ngày, hàng giờ rót 1 ly nước để phục vụ từng khách hàng thì những khái niệm như nhân tài cho đến dịch vụ cụ thể cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, đối với lĩnh vực hàng không thì không chỉ là đào tạo về kỹ năng mà nhân sự cần phải có tâm, thật sự cống hiến và tận tình với khách hàng.

Ông Thành cho biết, tại Vietnam Airlines, để có được 1 phân công lái an toàn cho các dòng máy bay hiện đại như 787, 350 thì cần đến 6 - 8 năm đào tạo. Ngành nghề này Việt Nam lại chưa có trường, xã hội cũng chưa có ngoài Vietnam Airlines nên đó là một lợi thế lớn của hãng. Dù vậy, hiện nay nhiều hãng mới ra đời cùng những cách thu hút nhân tài của riêng họ đặt Vietnam Airlines trước một thách thức lớn.

Tuy nhiên ông Thành cho rằng đó chỉ là yếu tố phụ, cái quan trọng là doanh nghiệp phải nhìn về phía trước để cố gắng, song song đó vẫn phải quay lại con đường gốc để tạo ra được nguồn lực dồi dào và đẩy nhanh tiến độ lên. Còn những nhân lực thời gian đào tạo ngắn, chỉ mất 6 tháng - 1 năm như tiếp viên hoặc phục vụ mặt đất… thì cái chính yếu là phải tạo ra cho họ môi trường làm việc vui vẻ, hạnh phúc nhất. Theo ông Thành điều này vô cùng quan trọng đối với chiến lược đường dài của một doanh nghiệp.

"Khi chúng ta làm cho nhân viên chúng ta hạnh phúc thì đầu tiên là họ sẽ làm cho khách hàng mình được vui, sau đó là chúng ta sẽ giữ được nhân sự giỏi và hết mình cống hiến. Yếu tố thứ nhất sẽ kéo theo yếu tố thứ 2. Cần song hành môi trường làm việc cho nhân viên, một phần là để giữ chân họ nhưng quan trọng nhất là họ sẽ phục vụ tốt nhất cho khách hàng của mình", ông Dương Trí Thành chia sẻ.

Theo vị CEO Vietnam Airlines, đơn vị này luôn cố gắng đào tạo người tài và có tâm cống hiến nhưng vẫn luôn tạo điều kiện nếu họ muốn phát triển bản thân ở môi trường mới. Tại Vietnam Airlines, nhân viên có thể chưa được đãi ngộ tốt nhất nhưng họ vẫn gắn bó lâu dài vì tìm thấy những trải nghiệm thú vị.

Bí quyết trọng dụng người tài của Vietnam Airlines là đối xử tốt đẹp và làm cho nhân viên hạnh phúc. Bởi theo vị Tổng Giám đốc này, làm cho nhân viên hạnh phúc vui vẻ nghĩa là làm cho khách hàng hài lòng. Tạo ra môi trường làm việc tốt nhất là cách để giữ chân họ. Khi có cách giữ chân thì họ sẽ hết mình cống hiến và sẽ phục vụ cho khách hàng tốt nhất.

"Đúng như các cụ nói ‘dụng nhân như dụng mộc’, tại sao người ta ở với mình thì làm không được nhưng đi chỗ khác người ta vẫn làm tốt? Có những xung đột về văn hóa, những mâu thuẫn, bất mãn về cách thức làm việc… Tuy nhiên, trên cơ sở đó thì mình phải làm sao giải quyết nó theo chiều hướng tốt nhất.

Một trong những suy nghĩ thú vị là tại sao khi bay sang Mỹ chúng ta thấy tiếp viên họ già thế? 50, 54 tuổi có cả, đó là bởi vì mỗi năm họ chỉ tăng trưởng có 1% thôi thì làm sao mà có người nghỉ. Còn ở đây không cần đổi thay đổi điều gì vì mỗi năm chúng tôi tăng trưởng tới 15%, nghĩa là cứ 100 em thì có 1 em trẻ vào làm, chuyến nào cũng có tiếp viên trẻ.

Tăng trưởng nhiều thì mức độ dịch chuyển nhân sự là tất yếu. Tuy nhiên nó giống như một dòng sông thôi. Mình phải chủ động, phải có thái độ tích cực với nó. Mình làm theo cách mình cảm thấy tốt nhất, nếu họ không cảm thấy phù hợp nữa thì cũng nên cư xử tốt đẹp với nhau để sau này biết đâu còn cơ hội hợp tác nữa, chứ không phải trở thành đối thủ hay kẻ thù", ông Dương Trí Thành giãi bày.

Hoài Sơn

Tin cũ hơn
Xem thêm