CEO Grab Anthony Tan - Ông chủ tỷ đô nhờ “ứng dụng đặt xe”

Cập nhật: 07:03 | 31/07/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sau gần 6 năm thành lập, từ một ứng dụng gọi xe khiêm tốn ở Malaysia, Grab có hơn 90 triệu lượt tải ứng dụng trên điện thoại di động ở 195 thành phố lớn khắp 8 nước Đông Nam Á.  

ceo grab anthony tan ong chu ty do nho ung dung dat xe
CEO Grab Anthony Tan

Ý tưởng về một ứng dụng di động đặt taxi đến với Anthony khi một người bạn nước ngoài của anh đến Malaysia và phàn nàn về dịch vụ taxi địa phương. Anh quyết định phát triển nó thành một đề án tại Trường Kinh doanh Harvard – nơi Anthony đang theo học tại thời điểm đó. Anthony cùng người bạn học là Hooi Ling Tan phát triển đề án về ứng dụng đặt xe và đạt giải nhì trong cuộc thi Kế hoạch kinh doanh của Harvard.

Năm 2012, Anthony và Hooi Ling đưa ứng dụng vào hoạt động tại Malaysia với tên gọi MyTeksi. Anthony đảm nhiệm vị trí CEO. Thời gian đầu, anh phải đến gặp từng hãng taxi lớn để thuyết phục họ thử sản phẩm của mình.

Tháng 8/2013, MyTeksi đổ bộ vào thị trường Philippines dưới tên GrabTaxi. Tháng 10 cùng năm, GrabTaxi có thêm thị trường Singapore và Thái Lan, bốn tháng sau đó là thị trường Việt Nam và Indonesia. Năm 2014, GrabTaxi chuyển trụ sở chính sang Singapore. Một số nguồn tin cho biết Anthony hiện cũng lấy quốc tịch nước này. Đầu năm 2016, GrabTaxi chính thức đổi tên thành Grab.

Ra đời sau Uber 3 năm, ngay từ đầu Grab đã bị xem là ‘bản sao’ của của start-up do Travis Kalanick sáng lập. Đến nay, sau gần 6 năm thành lập, từ một ứng dụng gọi xe khiêm tốn ở Malaysia, Grab có hơn 90 triệu lượt tải ứng dụng trên điện thoại di động ở 195 thành phố lớn khắp 8 nước Đông Nam Á, trong đó Myanmar và Campuchia là 2 nước mới nhất gia nhập mạng lưới.

Grab hiện là startup công nghệ giá trị nhất Đông Nam Á khi được định giá hơn 10 tỷ USD, giúp cho nhà đồng sáng lập Tan trở thành triệu phú với tài sản khoảng 300 triệu USD theo ước tính của Forbes.

ceo grab anthony tan ong chu ty do nho ung dung dat xe
Hooi Ling Tan và Anthony Tan 2 CEO đồng sáng lập Grab

Với dân số khoảng 660 triệu người, Đông Nam Á từ lâu được xem là thị trường lớn tiếp theo của các hãng công nghệ. Chỉ riêng mảng dịch vụ gọi xe đã được đự đoán có giá trị 20 tỷ USD đến năm 2025, theo báo cáo Kinh tế Internet Đông Nam Á của Google và Temasek công bố tháng 12/2017.

Cụ thể, Grab hoạt động tại 225 thành phố trên 8 nước với hơn 100 triệu lượt tải. Khởi đầu là ứng dụng gọi xe taxi giúp hành khách và tài xế an toàn, ứng dụng đã mở rộng thêm nhiều dịch vụ: đặt xe riêng, đi chung xe đạp, xe buýt công cộng và giao hàng, thực phẩm, đồ tạp hóa. Để gắn kết tất cả dịch vụ, công ty ra mắt công cụ thanh toán GrabPay năm 2016, giúp việc thanh toán trở nên thuận tiện hơn và cho phép người dùng ứng dụng sử dụng điểm để mua các dịch vụ khác. Dự kiến, Grab có thể đem về 1 tỷ USD doanh thu năm 2018.

Danh sách cổ đông của Grab gồm nhiều cái tên sáng giá như Masayoshi Son của SoftBank, Cheng Wei của Didi Chuxing, tuy nhiên startup không thể có ngày nay nếu không có nhà đầu tư đặc biệt, chính là mẹ của Anthony Tan, bà Khor Swee Wah. Tan, người từng giữ chức Giám đốc tiếp thị tại Tan Chong Motor trước Grab.

Phiên gọi vốn mới nhất, Grab huy động thành công 2,5 tỷ USD từ SoftBank, Didi Chuxing (Trung Quốc) và một số nhà đầu tư khác. Với khoản đầu tư này, công ty của Anthony được định giá 6 tỷ USD và trở thành start-up có giá trị lớn nhất Đông Nam Á.

Thành công của Grab giúp Anthony có mặt trong danh sách 50 người giàu nhất Malaysia do tạp chí Forbes công bố đầu tháng 3. Ở tuổi 36, anh là người trẻ nhất trong Top 50 với tài sản ước tính khoảng 300 triệu USD.

Nhân Mã

Tin liên quan