Chuẩn bị đất trồng phù hợp
Đào là cây không chịu úng, vì vậy cần chọn đất trồng cao ráo, tơi xốp và thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất với phân hữu cơ theo tỷ lệ 3:1 để đảm bảo dinh dưỡng cho cây.
Lưu ý: Trước khi trồng, tưới ẩm bầu đất khoảng 10-15 ngày bằng chế phẩm kích thích rễ để cây nhanh chóng thích nghi. Nếu tiếp tục trồng trong chậu, cần thay hỗn hợp đất mới để cung cấp đủ dưỡng chất.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cắt tỉa cành để kích thích cây phát triển
Sau khi trồng, cần cắt sửa cành ngay lần đầu tiên để cây ra nhánh mới, tạo điều kiện ra hoa đều và đẹp vào năm sau.
Cách cắt tỉa: Cắt tỉa mạnh để kích thích cây phát triển cành mới. Sau đó, mỗi tháng cắt nhẹ một lần đến tháng 6 âm lịch để định hình tán cây. Kết hợp tạo dáng theo sở thích để cây có thế đẹp hơn.
Bón phân đúng cách để cây phát triển khỏe mạnh
Sau Tết, đào cần được cung cấp dinh dưỡng để hồi phục. Việc bón phân hữu cơ và tưới nước đầy đủ sẽ giúp cây nhanh chóng phát triển trở lại.
Cách bón phân: Bón 3-5kg phân hữu cơ quanh gốc, cách gốc 30-50cm. Nên bón từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 âm lịch. Kết hợp tưới nước giữ ẩm để cây hấp thụ tốt dưỡng chất.
Hãm cây để đào ra hoa đúng dịp Tết
Hãm cây là một kỹ thuật quan trọng giúp hạn chế sinh trưởng, kích thích đào chuyển sang giai đoạn ra hoa.
Cách thực hiện: Dùng dao sắc khứa nhẹ một vòng quanh thân cây để làm chậm quá trình sinh trưởng. Thực hiện vào giữa đến cuối tháng 8 âm lịch. Nếu sau một tuần lá chưa chuyển sang xanh nhạt, cần khứa thêm một vòng mới. Cây khỏe nên hãm sớm, cây yếu hoặc đã có lá vàng nên hãm sau.
Tuốt lá để thúc đẩy quá trình ra hoa
Vào mùa đông, đào rụng lá tự nhiên, nếu để tự nhiên, hoa sẽ nở muộn. Vì vậy, cần tuốt lá trước để điều chỉnh thời gian nở hoa.
Thời gian tuốt lá:
Đào bích: Tuốt lá từ 5-20/11 âm lịch.
Đào bạch: Tuốt lá từ 1-15/10 âm lịch.
Cây già yếu: Tuốt lá chậm hơn cây khỏe mạnh.
Lưu ý: Bứt từng lá thay vì tuốt cả cành để tránh làm tổn thương mầm hoa. Sau khi tuốt lá, mắt hoa sẽ phát triển nhanh hơn và nở đúng dịp Tết.
Điều chỉnh thời gian ra hoa bằng kỹ thuật thúc và hãm
Thúc hoa (nếu hoa nở chậm): Đầu tháng 12 âm lịch, nếu nụ hoa chưa phát triển rõ ràng, cần tưới phân đạm hoặc nước nóng 35-40°C để kích thích hoa nở sớm.
Hãm hoa (nếu hoa có dấu hiệu nở sớm): Nếu thấy nụ hoa nhú quá to vào hạ tuần tháng 11 âm lịch, có thể dùng bóng râm che cây 10-15 ngày để làm chậm quá trình nở hoa. Không tưới nước, không xới đất, có thể khứa nhẹ thân cây để kìm hãm sự phát triển của hoa.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây đào
Cây đào có thể bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh, làm giảm chất lượng hoa. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách xử lý:
Các bệnh phổ biến & cách phòng trừ:
Nhện đỏ: Gây vàng lá, rụng lá → Dùng thuốc Regent 800WG hoặc Sokupi.
Lở cổ rễ, đốm lá: Dùng Anvil 10EC hoặc Penac P để ngăn ngừa.
Rệp sáp: Làm hại cây, hút nhựa → Dùng thuốc Supracide để xử lý.
Tạo dáng, tạo thế để cây đào có hình dáng đẹp
Việc tạo dáng cho cây đào giúp cây có thế đẹp hơn và phù hợp với không gian trang trí.
Cách thực hiện: Mỗi 5-7 ngày uốn cành một lần để định hình dáng cây. Buộc cành theo thế mong muốn hoặc dùng khung tạo dáng. Khắc vảy trên thân cây để tạo vẻ cổ kính, nghệ thuật.
![]() | Tết say rượu "đi vào lòng đất", làm ngay 9 cách giải rượu cấp tốc để tiếp tục vui Say rượu trong Tết? Hãy thử ngay 9 cách giải rượu tại nhà như uống nước lọc, nước chanh, nước gừng để lấy lại sự ... |
![]() | 4 nguyên tắc vàng giúp nàng lấy lại vòng eo thon gọn sau Tết: Hiệu quả rõ rệt sau 2 tuần Sau những ngày Tết với hàng loạt món ăn hấp dẫn giàu chất béo và tinh bột, việc tăng cân là điều khó tránh khỏi. ... |
![]() | 5 cách thanh lọc gan sau Tết để bảo vệ sức khỏe Sau những ngày Tết ăn uống "thả ga", gan cần được thanh lọc để hoạt động hiệu quả. Dưới đây là 5 cách đơn giản ... |
Tuệ Nhi