Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho Gen Z

Cập nhật: 09:51 | 21/12/2022 Theo dõi KTCK trên

Gen Z, hay thế hệ Z, là một cộng đồng những người trẻ tràn đầy nhiệt huyết, năng động và sẵn sàng phá bỏ rào cản xã hội để chạm tới ước mơ của mình.

Theo số liệu nghiên cứu từ “The Center For Generational Kinetics”, 83% thế hệ Z tự nhận mình là người bảo thủ trong vấn đề tiền bạc. Tuy nhiên, những yếu tố không thể lường trước của cuộc sống đầy biến động đòi hỏi gen Z cần trang bị kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cũng như xây dựng kế hoạch linh động nhằm tránh “vật lộn” với những bài toán về tài chính.

Để tránh gặp phải những tình huống không ngờ tới trong lúc khốn khó, chúng ta cần phải cẩn thận xây dựng và vạch ra kế hoạch chi tiêu "tiết kiệm nhưng không bủn xỉn" ngay từ lúc ban đầu. Dưới đây là một số giải pháp được chắt lọc từ những đóng góp, ý kiến của các chuyên gia tài chính với thâm niên lâu năm và kinh nghiệm hỗ trợ về vấn đề này.

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho Gen Z
Hình minh họa

Xây dựng kế hoạch tài chính và nghiêm túc thực hiện

Hiện tại, đã có một nửa thế hệ Z bước chân vào thị trường lao động. Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, Gen Z thường đưa ra kế hoạch giải quyết các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn riêng biệt. Nhưng với lối sống YOLO (You Only Live Once - "Ta chỉ sống duy nhất một lần trên đời") của người trẻ, đôi khi họ quên mất những mục tiêu tài chính mình đã đặt ra và thường rơi vào tình trạng “rỗng túi” khi chưa hết tháng.

Theo chuyên gia, kỷ luật trong tài chính cá nhân được xem là yếu tố quan trọng vì trong cuộc sống, tài chính sẽ thay đổi liên tục. Bằng cách thiết lập kế hoạch tài chính, Gen Z có thể bắt đầu kiểm soát cuộc sống của mình qua việc theo dõi, chia tỷ lệ chi tiêu, ngân sách để xác định tình trạng tài chính và điều chỉnh hợp lý.

Gen Z cũng được khuyên nên tiết kiệm để có được sự linh hoạt tài chính tối đa. Số tiền tiết kiệm Gen Z nên phân bổ vào quỹ khẩn cấp, tiết kiệm hưu trí và các tài khoản đầu tư chịu thuế.

Tránh mua sắm ngẫu hứng

Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, hướng đến tiêu tốn chi phí nhiều hơn. Nhờ sự tiện lợi, việc mua sắm tùy hứng đang làm xáo trộn các căn phòng của người tiêu dùng. Theo Statista, vào năm 2018, khoảng một nửa số giao dịch mua được thực hiện bởi những người từ 18 đến 24 tuổi ở Hoa Kỳ là kết quả của việc mua sắm bốc đồng.

Song vẫn có một số Gen Z mua sắm chọn lọc, đọc các bài đánh giá và đưa ra quyết định có nhận thức trước khi mua một sản phẩm. Có thể nói, thói quen tìm kiếm thêm thông tin tham khảo từ nhiều trang web trước khi quyết định mua hàng góp phần giúp giảm bớt việc “mang tất cả giỏ hàng về nhà”.

Những gợi ý trên đây về việc xây dựng kế hoạch quản lý chi tiêu khoa học và luyện tập thói quen chi tiêu hợp lý có thể giúp Gen Z giải quyết bài toán tài chính của mình và “vững vàng” trước các sự cố bất ngờ diễn ra trong cuộc sống.

Theo dõi các khoản tiết kiệm và chi tiêu

Theo báo cáo EVERFI về Gen Z, 90% những người có tài khoản ngân hàng giao dịch tham gia khảo sát, nhưng chỉ 60% là tài khoản cá nhân, phần còn lại là tài khoản chung hoặc tài khoản giám hộ với cha mẹ của họ. Đa số (59%) kiểm tra số dư tài khoản của họ trong một năm, nhưng chỉ 40% số người được hỏi cho biết đã sử dụng hoặc đã tạo ngân sách.

Theo các chuyên gia, tạo ngân sách kết hợp công nghệ qua các ứng dụng nên được Gen Z áp dụng để chi trả ít hóa đơn hơn, giúp tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc.

Việc tạo ngân sách đôi khi cần một chút nỗ lực ban đầu; nhưng theo thời gian, chúng ta thậm chí sẽ không phải nghĩ đến việc lập ngân sách nữa vì nó đã trở thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức.

Xây dựng quỹ khẩn cấp

Quỹ khẩn cấp là một tài khoản tiết kiệm chỉ được sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp như trang trải các chi phí sau khi mất việc hoặc hóa đơn y tế đột xuất. Quỹ khẩn cấp không phải là một loại tài khoản đặc biệt, mà là một tài khoản tiết kiệm riêng biệt.

Gen Z là một trong những nhóm hiện phải thích ứng với rất nhiều tình huống biến động của kinh tế thế giới. Với sự khó đoán về tình hình tài chính từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhiều người đã tận dụng quỹ khẩn cấp. Các cố vấn tài chính lý giải, đại dịch là tình huống điển hình lý giải vì sao người ta nên dành ít nhất 6 tháng tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp, phòng cho bất kỳ trường hợp bất trắc nào.

Các chuyên gia cho biết, để có quỹ khẩn cấp thì chúng ta nên có thói quen tiết kiệm ngay từ sớm.

Khi có quỹ khẩn cấp, Gen Z cũng có thể tự tin bắt đầu tham gia vào các lĩnh vực đầu tư mới - nơi mà chúng ta có thể bắt đầu bỏ tiền của mình để làm việc cho mình, tạo thêm nhiều chọn lựa thú vị.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Những bài học lớn được rút ra từ đầu tư chứng khoán

Đầu tư chứng khoán không chỉ dạy bạn về hành vi của con người nói chung mà còn giúp bạn có cái nhìn sâu sắc ...

Kinh nghiệm đầu tư thành công của Jason Hall: Cần phải có tiền để kiếm tiền

Jason Hall là một cố vấn chứng khoán, kiêm cây bút tài chính tại The Motley Fool. Anh cho biết, vào ngày 19/2/2020, trong phiên ...

Tỷ phú George Soros: Phù thủy phố Wall và những phi vụ triệu đô

Mặc dù George Soros không phải là một cái tên quá nổi tiếng như Warren Buffett nhưng ông cũng là một trong những nhà đầu ...

Diệp Chi