Các ngân hàng "chạy đua" thực hiện chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip

Cập nhật: 07:14 | 28/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo mục tiêu được Chính phủ đặt ra, đến năm 2020 tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt phải chiếm hơn 30% trên tổng phương tiện thanh toán tại Việt Nam. Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip với công nghệ bảo mật an toàn hơn là yêu cầu bắt buộc. Việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip đang được các ngân hàng "chạy đua" thực hiện và mục tiêu chuyển đổi 100% đến cuối năm 2021 hoàn toàn khả thi.

cac ngan hang chay dua thuc hien chuyen doi the tu sang the chip

Nghiêm túc tổ chức triển khai quá trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip

cac ngan hang chay dua thuc hien chuyen doi the tu sang the chip

“Full” những đặc điểm cần biết về chuyển đổi sang thẻ chip

cac ngan hang chay dua thuc hien chuyen doi the tu sang the chip

7 ngân hàng “mở màn” chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip

Chuyển đổi thẻ thanh toán nội địa từ thẻ từ sang thẻ chip là một trong những giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định 2545/QĐ-TTg). Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, ngày 05/10/2018, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1927/QĐ-NHNN công bố Bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa; trong đó quy định chi tiết về các yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa tại Việt Nam theo công nghệ chip tiếp xúc và không tiếp xúc, tương thích với chuẩn EMV của quốc tế. Tiếp đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 quy định về lộ trình chuyển đổi thẻ ngân hàng sang thẻ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa; theo đó, lộ trình chuyển đổi đối với tổ chức thanh toán thẻ là đến ngày 31/12/2020 và đối với tổ chức phát hành thẻ là ngày 31/12/2021.

cac ngan hang chay dua thuc hien chuyen doi the tu sang the chip
Ảnh minh họa

Thẻ chip nội địa đáp ứng đầy đủ các yếu tố kỹ thuật về an toàn, bảo mật theo Tiêu chuẩn quốc tế EMV, hạn chế các rủi ro về gian lận giả mạo trong thanh toán thẻ, đảm bảo an ninh an toàn thanh toán cho khách hàng; làm nền tảng quan trọng để tích hợp, ứng dụng cho các dịch vụ cũng như phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho các dịch vụ như y tế, giáo dục, giao thông, bảo hiểm và các dịch công. Việc sử dụng thanh toán bằng thẻ chip nội địa với công nghệ không tiếp xúc cho các giao dịch giá trị nhỏ sẽ mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng khi chỉ cần thực hiện 1 thao tác chạm thẻ vào máy POS là có thể hoàn thành giao dịch. Các ngân hàng phát hành sẽ quy định ngưỡng giá trị thanh toán không cần xác thực khách hàng dành cho các giao dịch giá trị nhỏ.

Hiện Việt Nam có 48 ngân hàng phát hành thẻ nội địa với số lượng khoảng 76 triệu thẻ, hơn 261.000 máy POS và 18.600 máy ATM; trong đó phần lớn POS đã tuân theo Tiêu chuẩn EMV nên việc triển khai thẻ chip nội địa trên các thiết bị chấp nhận thẻ sẽ không quá phức tạp. Theo kế hoạch đặt ra, đến 31/12/2019, các ngân hàng thương mại thực hiện chuyển đổi ít nhất 30% số lượng thẻ từ nội địa, 35% số lượng ATM và 50% số lượng POS hiện có sang công nghệ chip tiếp xúc và không tiếp xúc. Toàn bộ máy ATM và POS trên thị trường đảm bảo tuân thủ Tiêu chuẩn VCCS vào 31/12/2020. Chậm nhất vào 31/12/2021, toàn bộ thẻ từ nội địa đang lưu hành của tổ chức phát hành thẻ tuân thủ TCCS về thẻ chip nội.

Sau hơn nửa năm ra mắt với 7 ngân hàng tham gia, đến cuối năm 2020 số ngân hàng sẵn sàng chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip đã tăng lên 20. 7 ngân hàng tham gia đợt đầu gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank, TienphongBank và An Bình, với số lượng thẻ ATM chiếm khoảng 70% tổng số thẻ trên cả nước. Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) Nguyễn Quang Hưng cho hay, đến quý I/2020, không chỉ dừng lại 20 ngân hàng và 6 tổ chức cung cấp thẻ chip nữa, mà sẽ lên tới 26 ngân hàng, 10 công ty cung cấp thẻ chip.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 9/2019, số thẻ lưu hành cả nước 96,4 triệu thẻ với 36 tổ chức phát hành, nhiều thương hiệu thẻ khác nhau trong đó, thẻ ghi nợ nội địa chiếm tỷ lệ áp đảo trên 90% tổng thẻ lưu hành.

Theo lộ trình được đề ra tại Thông tư số 41/2018/TT-NHNN, đến cuối năm 2019, có 30% thẻ ATM trên thị trường (tương đương khoảng trên 25 triệu thẻ ATM) sẽ phải chuyển đổi sang thẻ chip, 35% máy ATM, 50% thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tại điểm bán hàng đang lưu hành phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về tiêu chuẩn thẻ chip nội địa; hạn cuối cùng là 31/12/2021 chuyển đổi 100% thẻ nội địa sang thẻ chip tương đương toàn bộ 75 triệu thẻ ATM được đổi sang thẻ chip.

Với thẻ ATM thông thường, khi thanh toán người dùng buộc phải nhập mã pin trên máy POS. Còn với thẻ chip, người dùng chỉ cần quét qua màn hình cảm ứng của máy POS là có thể thanh toán. Mỗi con chip trên thẻ giống như một thiết bị lưu giữ và phát tín hiệu. Việc chuyển từ thẻ từ sang thẻ chip không chỉ hạn chế được tình trạng tội phạm đánh cắp dữ liệu thẻ để chế tạo thẻ giả nhằm rút trộm tiền mà còn sẽ gia tăng đáng kể số lượng khách hàng, là cơ sở thúc đẩy dịch vụ phát triển thanh toán không tiền mặt.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nếu làm tốt việc này sẽ thúc đẩy nền kinh tế số. Bởi thẻ chip là một đa ứng dụng mà trên đó ngoài ứng dụng để thanh toán và dịch vụ tài chính thì còn có thể ứng dụng được thêm những liên thông với các ngành kinh tế khác để đưa các đa ứng dụng vào trong công nghệ như giao thông, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…

Phó Tổng Giám đốc Vietcombank Đào Minh Tuấn cho biết, vào tháng 5/2019 Vietcombank chính thức ra mắt thẻ chip nội địa và mục tiêu đặt ra trong năm 2019 là chuyển đổi 30% số lượng thẻ chip nội địa, 30% ATM và 50% đơn vị chấp nhận thẻ POS. “Hiện Vietcombank có khoảng 14 triệu thẻ ghi nợ nội địa đang lưu hành trên thị trường, do đó chi phí chuyển đổi rất lớn nhưng trong giai đoạn đầu thực hiện chuyển đổi chúng tôi sẽ miễn phí cho khách hàng. Về mục tiêu lâu dài, Vietcombank cam kết sẽ tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc hoàn thành chuyển đổi 100% thẻ nội địa của Vietcombank sang thẻ chip vào 31/12/2021”.

Theo Phó Tổng Giám đốc ACB Từ Tiến Phát, mỗi năm ACB dự chi khoảng 400 - 500 tỷ cho lĩnh vực công nghệ, trong đó có xu thế mới như thanh toán, ví điện tử. Hiện tại 100% hệ thống ATM của ACB chấp nhận loại thẻ mới này.

Tổng Giám đốc ABBank Phạm Duy Hiếu cho biết: "Việc đầu tư cho một hệ thống thanh toán mới và hiện đại thì ngân hàng phải bỏ ra rất nhiều chi phí cho hạ tầng, hệ thống quản lý thẻ, hệ thống thiết bị chấp nhận thẻ. Tuy nhiên, với xu thế chung của nền kinh tế số toàn cầu cũng như thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi đặt ra mục tiêu đến giữa năm 2020 sẽ chuyển đổi 100% thẻ từ sang thẻ chip".

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh, ngân hàng sẽ phải tính toán phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Để cạnh tranh, các ngân hàng cần hạn chế mức thấp nhất chi phí phát sinh cho khách hàng. Nếu ngân hàng nào thu phí cao, khả năng cạnh tranh sẽ giảm. Ngân hàng Nhà nước chỉ đưa ra hướng dẫn về lộ trình chuyển đổi, cũng như các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa...

"Riêng chi phí phôi của thẻ chip đã cao hơn 7 - 8 lần chi phí phôi của thẻ từ. Đó là chưa tính đến các chi phí khác, nhưng chúng tôi đã cân nhắc một số chương trình miễn phí cho khách hàng cũ trong giai đoạn đầu chuyển đổi. Ở giai đoạn tiếp theo, tùy thuộc vào chính sách của NHNN cũng như mục tiêu của ngân hàng chúng tôi sẽ có những chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng của mình" - Tổng Giám đốc TPBank Nguyễn Hưng cho biết.

Bộ Tiêu chuẩn thẻ chip nội địa bao gồm các yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa công nghệ tiếp xúc và không tiếp xúc, tương thích với tiêu chuẩn quốc tế EMV nên sẽ hỗ trợ cho các ngân hàng thực hiện chuyển đổi hiệu quả do kế thừa lại hạ tầng phát hành và chấp nhận thẻ quốc tế hiện đã tương thích với EMV hiện có. Các ngân hàng có thể lựa chọn triển khai chuyển đổi thẻ giao tiếp kép (hỗ trợ cả tiếp xúc và không tiếp xúc) ngay trong giai đoạn đầu tiên, giảm bớt một bước chuyển đổi theo lộ trình từ thẻ chip tiếp xúc sang thẻ chip không tiếp xúc như bài học kinh nghiệm từ các nước khác.

Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa là một nền tảng cơ bản để số hoá thông tin thẻ lên thiết bị di động, tiến đến cho phép người dùng sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán. Tương lai thị trường sẽ đón nhận trào lưu thanh toán "chạm", khách hàng chỉ cần chạm thẻ hoặc điện thoại vào thiết bị chấp nhận POS để hoàn thành giao dịch thanh toán.

Văn Khương